Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho thanh long

Để đảm bỏa cây thnah long phát triển thuận lợi bà con cần lưu ý Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho thanh long, trong đó có thanh long ruột đỏ cần quan tâm tới những vấn đề sau đây.

1. Bón lót và đặt hom

Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ độ sâu 20 - 30cm, rồi bón lót độ 10kg phân chuồng + 0,5kg Super lân.

Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.

- Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý:

+ Đặt hom cạn để tránh thối gốc do đất ẩm.

+ Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.

+ Không nên đặt hom phía tây của trụ để tránh nắng nóng lúc còn nhỏ.

Dùng dây mềm buộc hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,…

Dùng rơm, rạ, cỏ khô, xơ dừa, rễ bèo tây,... tủ cách gốc khoảng 5-10cm. Mục đích tránh cỏ dại, giữ ẩm chống thoát hơi nước đồng thời chất tủ sẽ cung cấp cho đất một lượng mùn và dinh dưỡng đáng kể sau khi bị phân hủy.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng thanh long trong chậu sai quả

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho thanh long

2. Bón phân thúc hàng năm:

- Để cây ra hoa tự nhiên: Hiện chưa có thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho.

Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành và đây là loại phân quan trọng nhất là đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. Ở năm đầu phân hóa học (chẳng hạn Urea) được hòa loãng vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30kg Urea + 20kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm. Chia ra: Sau trồng 15 - 20 ngày thúc 1/3 lượng phân; tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau thúc 1/3 lượng phân; tháng 6 - 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại, cuối năm sau bắt đầu có trái bói.

Một số nhà vườn đã chia phân bón làm nhiều lần như vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng phân của cây.

Ngoài ra cần bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới các chế phẩm như HVP 301, Mymix... như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm. Lượng phân thực sự cây sử dụng ở giai đoạn này rất khó tính vì phân bón cho cây trồng xen thanh long cũng đã sử dụng được một phần.

Giai đoạn kinh doanh: Năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân trung bình cho mỗi trụ như sau: Phân chuồng 15 - 50kg; phân lân (Super lân) 0,5kg; Urea 0,5kg; NPK (16-16-8): 1,5kg; KCl: 0,5kg; chia phân ra làm 3 lần:

+ Lần thứ 1: Sau khi tỉa cành (tháng 10 - 11) gồm: Tất cả phân chuồng + tất cả lân + 1/3 Urea. Mục đích là để thúc các đợt lộc cành đầu tiên ra nhanh để nó mau trưởng thành làm cơ sở cho việc ra quả vào mùa tới.

+ Lần thứ 2: Cách lần thứ nhất độ 40 ngày gồm 1/3 Urea + 1/5 NPK + 1/2 KCl để thúc đợt cành thứ 2.

+ Lần thứ 3: Vào tháng 3 gồm 1/3 Urea + 2/5 NPK + 1/2 KCl thúc đợt cành cuối cùng và làm đợt cành thứ 1 phân hóa mầm hoa.

Sau ba lần thúc thì bụi thanh long có 3 - 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại bằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun Mymix hoặc HVP 301,...

Ngoài ra nếu vườn thanh long sử dụng phương pháp kích thích ra hoa bằng đèn thì lượng phân bón và số lần bón phân phải tăng hơn thông thường do kích thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức

3. Tưới nước:

Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:

- Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.

- Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng.

- Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%.

- Quả nhỏ.

Tùy theo ẩm độ đất... mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 - 7 ngày/lần. Trồng thanh long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên.

Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này.

4. Tỉa cành

Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. Có ba loại cắt tỉa:

- Tỉa đầu: Thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng. Cắt cùng một lúc tất cả các cành già, các cành ốm yếu, khuyết tật, nằm khuất bên trong tán. Số cành giữ lại trên đầu trụ độ 50 cành. Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non sẽ nảy ra từ phần gốc cành được giữ lại.

Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công.

Khuyết điểm: Qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.

- Tỉa lựa: Lựa các cành cần tỉa rồi dùng liềm cán dài giựt đứt khỏi cây.

Ưu điểm: Tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.

Khuyết điểm: Tốn công.

- Tỉa sửa cành: Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu). Yêu cầu:

+ Chỉ giữ lại 1 - 3 cành con/cành mẹ.

+ Các cành con trên cành mẹ xa nhau, phân bố đều để tránh tán lệch.

+ Giữ lại các cành mập, khỏe.

+ Tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.

Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bằng thắp đèn

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng