Tìm hiểu vai trò của các loại phân vô cơ, hữu cơ với cây trồng

Thứ 6, 28/06/2019 | 17:15 GMT+7

Phân hữu cơ có vai trò cải thiện lý tính và hoá tình của đất như tăng cường chất mùn giúp đất trồng tơi xốp giữ ẩm tốt, cải thiện độ PH, tăng cường dinh dưỡng cho đất, giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn.Vì thế hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch bà con cần tăng cường chất hữu cơ để cây trồng phát triển tốt hơn.

Vai trò của phân hữu cơ, vô cơ với cây trồng

Phân hữu cơ có vai trò cải thiện lý tính và hoá tình của đất như tăng cường chất mùn giúp đất trồng tơi xốp giữ ẩm tốt, cải thiện độ PH, tăng cường dinh dưỡng cho đất, giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn.

Vì thế hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch bà con cần tăng cường chất hữu cơ để cây trồng phát triển tốt hơn.

>>> Xem thêm: Cách ủ phân chuồng cho hoai mục bón cây

Tìm hiểu vai trò của các loại phân vô cơ, hữu cơ với cây trồng

Phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ

Phân hữu cơ: là phân chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng có nguồn gốc xuất phát từ các chất hữu cơ. Được hình thành từ phân, chất thải của động vật, phụ phế phẩm của nông nghiệp, phế thải trong quá trình sinh hoạt, rác thải, phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thuỷ hải sản… Các hợp chất dinh dưỡng nằm ở dạng hợp chất hữu cơ.

Phân vô cơ: là những phân đơn được sản xuất từ các nhà máy trên cơ sở phản ứng hoá học để tạo ra các loại phân này. Ví dụ như phân đạm, urê , phân lân, phân kali… Vì thế khi sử dụng nhiều phân hoá học sẽ làm chai cứng đất và giảm độ lý tính, hoá tình của đất khác với phân hữu cơ sẽ giúp ngày càng tơi xốp, tăng độ bùn, khả năng giữ nước tốt hơn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.

Các loại cây trồng hiện nay hầu như cần 16 nguyên tố chính mang tính thiết yếu cho sự phát triển của cây trong đó nguyên tố đa lượng là: đạm, lân, kali… trung lượng là canxi, silic… vi lượng là: đồng, sắt kẽm… Người ta nghiên cứu và thấy rằng trong thành phần phân hữu cơ chứa đầy đủ 16 loại vi lượng này trong khi phân vô cơ chỉ đáp ứng được một vài trong các nguyên tố này.

Ngộ độc phân hữu cơ: hiện tượng ngộ độc phân bón thường xảy ra đối với phân hoá học tuy nhiên khi bón phân hữu cơ cũng có một vài trường hợp xảy ra ngộ độc đó là:

  • Sử dụng phân hữu cơ với liều lượng quá nhiều và bón sát gốc
  • Bón phân hữu cơ khi chưa ủ hoai mục, trong phân này còn rất nhiều vi sinh vật độc hại

Phân hữu cơ sinh học là gì?

Theo cách tự nhiên các chất hữu cơ trong nông nghiệp như than bùn, chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp ủ hoai mục để tạo thành mùn quá trình đòi hỏi thời gian từ 4 – 6 tháng hoặc 1 năm. Loại mùn này sẽ được bón vào đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Nhưng khi có sự tham gia của các chất hữu cơ trong nông nghiệp sẽ rút ngắn thời gian ủ phân xuống ngắn hơn nhiều chỉ khoảng 1 – 3 tháng là có thể sử dụng. Hiện trên thế giới có khoảng 600 bộ gen vi sinh vật từ các loại sinh vật này người ta lựa chọn ra các chủng sinh vật có ích để bón cho cây trồng.

Phân hữu cơ vi sinh ngoài các vi sinh vật có ích ra chúng còn được bổ sung những chất hữu cơ. Thông qua các hoạt động sống của chúng tạo ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được như đạm, lân, kali… hay các hoạt chất sinh học giúp cây trồng phát triển tốt.

Bên cạnh đó việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhiều còn có thể giảm lượng phân bón vô cơ từ 10 – 50%. Ngoài ra còn có thể giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật do cây trồng sinh trưởng khoẻ chống chọi tốt với các loại sâu bệnh có trong tự nhiên.

Phân bón lá có phải là phân hữu cơ hay không: phân bón là không phải là phân hữu cơ mà thông thường là những nhóm dinh dưỡng, axit amin hoặc vitamin. Các loại phân hữu cơ có hàm lưỡng hữu cơ rất cao và không dùng bón qua lá.

Cách ủ phân chuồng thành phân vi sinh

Các bã trong quá trình sản xuất như bã nấm rơm, rơm rạ, bã cà phê sau khi thu hoạch xong chúng chiếm tới 40 – 50% thành phần đống ủ trong phân hữu cơ vi sinh. 50% nữa là phân lợn có thể dùng phân tươi và tất cả được trộn với chế phẩm vi sinh EM.

EM là tập đoàn các thành phần vi sinh hữu ích giúp phân huỷ nhanh các thành phần hữu cơ biến các chất khó tiêu tạo thành các chất dễ tiêu để cây trồng hấp thụ. Để ủ một khối phân vi sinh thì cần 5 lít chế phẩm EM thứ cấp quá trình ủ sẽ được làm như sau:

  • Lớp 1: mùn rác hữu cơ dày 20 – 25cm
  • Lớp 2: lớp phân lợn dày 5 – 7 cm
  • Lớp 3: sau đó tưới chế phẩm EM

Tiếp tục quá trình trên sao cho độ cao đống ủ cao từ 1,2 – 1,5 mét thì tiến hành phủ kín bằng bạt hoặc bùn. Hàng ngày kiểm tra đống ủ sao cho nhiệt độ từ 60 – 70 độ C là đạt yêu cầu. Trong 2 tháng ủ bà con cần kiểm tra và đảo đống ủ 3 lần phân sau đống ủ 2 tháng đã chuyển sang màu nâu đen, tơi xốp có thoảng mùi hơi tanh nồng là sử dụng được.

Chia sẻ

Cây ăn trái

Kỹ thuật trồng cây dâu tằm lấy quả
Kỹ thuật trồng cây dâu tằm lấy quả

1535 view | Thứ 4, 30/10/2019 | 09:13 GMT+7

Kỹ thuật trồng cây ổi sai quả, chất lượng tốt
Kỹ thuật trồng cây ổi sai quả, chất lượng tốt

3685 view | Thứ 5, 24/10/2019 | 16:11 GMT+7

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ

1923 view | Thứ 4, 23/10/2019 | 13:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng cây đào sai quả
Kỹ thuật trồng cây đào sai quả

1206 view | Thứ 2, 14/10/2019 | 17:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng cam năng suất chất lượng cao
Kỹ thuật trồng cam năng suất chất lượng cao

1031 view | Thứ 2, 14/10/2019 | 13:00 GMT+7

Quy trình kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo
Quy trình kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo

28 view | Thứ 5, 02/01/2025 | 09:51 GMT+7

Quy trình trồng hoa cúc vạn thọ nở vào dịp Tết
Quy trình trồng hoa cúc vạn thọ nở vào dịp Tết

40 view | Thứ 3, 24/12/2024 | 10:46 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì

72 view | Thứ 7, 14/12/2024 | 13:43 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

116 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

132 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7


TOP VIEW