Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ xanh tốt

Cây lưỡi hổ giúp căn phòng trở nên đẹp hơn, giúp gia chủ may mắn, tốt sức khỏe. Sau đây là Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ xanh tốt

  • Đất trồng:

Loại đất phù hợp với cây lưỡi hổ là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Chúng ta có thể tạo nên hỗn hợp đất gồm: 2 phần đất cỏ kết hợp 1 phần đất mùn, đất lá mục và cát đổ vào chậu cảnh.

>>> Xem thêm: Top 4 cây cảnh phong thủy hút tài lộc tốt sức khỏe

Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ xanh tốt

  • Ánh sáng và nhiệt độ

Cây lưỡi hổ chịu được ánh nắng trực tiếp nhưng không gian hợp nhất là đặt trong nhà, phòng, có bóng râm.

Cây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Cây sẽ chết nếu nhiệt độ dưới 10 độ C. Do đó, vào mùa đông, bạn nên đem cây vào nhà và chiếu sáng bằng bóng đèn dây tóc để có thể cung cấp nhiệt độ cho cây chống chọi với thời tiết lạnh giá.

  • Tưới nước

Kiểm tra đất trong chậu khô hẳn, người trồng cây lưỡi hổ cần tưới ướt đất. Nên nhớ là cây lưỡi hổ không chịu được độ ẩm quá cao, dư thừa nước. Đó chính là lý do bạn không phải tưới nước cho cây quá thường xuyên. Vào mùa hè, có thể tưới 1 lần/tuần. Vào mùa đông, trời lạnh hay mưa bạn tưới 1 lần/tháng.

  • Bón phân

Cây lưỡi hổ không cần bón phân thường xuyên, trung bình khoảng 3 tháng/1 lần thì cây vẫn xanh tốt. Nếu cảm thấy không an tâm, bạn vẫn có thể bón phân hàng tháng 1 lần với lượng vừa đủ. Phân bón nên chọn loại giàu potasse, hoặc phân chuồng, phân khoáng cũng rất tốt.

  • Thay chậu

Đối với những cây lưỡi hổ phát triển sau mùa xuân, hoặc cây đã già, rễ ra quá nhiều, bạn nên thay chậu để cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn. Cần chọn chậu phù hợp với cây, không quá nhỏ hoặc quá to. Đất trồng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và thoát nước tốt.

  • Phòng bệnh

– Khi trồng cây lưỡi hổ, không để cây dư nước, dễ bị đốm nâu ở lá và rễ sẽ thối.
– Nhiệt độ quá thấp, trời lạnh khiến lá bị thâm đen và mềm. Cần cho cây đón nắng hoặc chiếu ánh sáng tạo nhiệt.
– Tránh cây bị thiếu ánh sáng, vì lá sẽ nhạt màu, màu không đều hoặc cây dễ chết.
– Cần bón phân với hàm lượng vừa phải, không quá nhiều vì dễ khiến lá cây mềm oặt, thiếu sức sống.
– Kiểm tra cây thường xuyên để nhặt lá khô héo hoặc úng nước bị rụng, và loại bỏ côn trùng cũng như vật ký sinh.

Ngoài tác dụng trang trí nhà cửa hay mang ý nghĩa phong thủy, cây lưỡi hổ còn được mệnh danh là loại cây có khả năng giải độc. Chúng có thể làm sạch không khí, hấp thụ carbon dioxide và lọc được các khí như formaldehyde (khí bay hơi từ những sản phẩm vệ sinh cá nhân). Chính vì vậy, cây lưỡi hổ rất được ưa chuộng trưng bày ở phòng khách, phòng làm việc, nhất là để bàn nơi thường xuyên sử dụng máy tính

Chia sẻ
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng