Người tuổi nào nên trồng cây Hồng Môn

Thứ 2, 13/05/2019 | 11:15 GMT+7

Cách chăm sóc hồng môn như thế nào? Những người tuổi nào nên trồng cây hồng môn? Ý nghĩa phong thủy của cây hồng môn như thế nào?... tất cả sẽ có trong bài viết sau

Đặc điểm cây hồng môn bạn nên biết

Là loài cây sống lâu năm, cây Hồng Môn thường mọc thành bụi và có thân ngắn, cây có lá phiến xanh hình tim, lá non có màu nhạt hơn, rộng từ 9–15 cm và dài từ 18–30 cm. Cuống lá hình ống trụ, có thể dài tới 30–40 cm.

>>> Xem thêm:Tuổi Thìn trồng cây gì hợp phong thủy

Người tuổi nào nên trồng cây Hồng Môn

Cây còn được gọi là cây Buồm Đỏ, cây Vĩ Hoa Đỏ. Những tên gọi này đều bắt nguồn từ sắc đỏ tươi của hoa. Hoa có lá bắc dạng hình trái tim, nở rộng, thường có màu đỏ, cam, hồng, một số khác cũng có màu trắng. Ở gần cuốn, trên phiến lá bắc có đính một “hoa tự” thuôn tròn, hơi dài, hình dáng giống ngà voi, màu vàng nhạt. Mỗi khóm hoa thường có 4-5 bông hoa.

Cây Hồng Môn hợp mệnh gì, tuổi nào?

Theo các chuyên gia, loài cây này rất hợp với những người mệnh Hỏa. Chính vì màu sắc của lá bắc là màu đỏ, còn lá cây lại mang màu xanh, đây đều là những màu tương sinh tương hợp với người mệnh này.

Hành Hỏa là lửa, với sức nóng, đỏ rực và nhiệt huyết. Hỏa có thể mang tới ánh sáng, sự ấm áp nhưng cũng có thể đại diện cho sự bùng nổ hay bạo tàn. Những người mang mệnh Hỏa thường năng động, linh hoạt, hừng hực sức sống nhưng đôi khi dẫn đến quá nóng nảy, bộp chộp, làm việc bất chấp hậu quả, không suy tính trước sau nên gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.

Nếu người mệnh này trồng một chậu Hồng Môn trang trí trong nhà, góc phòng đọc sách hay bàn làm việc, dường như sẽ mang đến nhiều may mắn cho họ. Một mặt màu đỏ của hoa vẫn tiếp thêm những năng lượng tích cực và nhiệt huyết như “lửa” cho người mệnh này. Mặt khác lá cây xanh mướt như khắc chế được bớt sự kiêu ngạo, bốc đồng cùng những tính cách không tốt của mệnh Hỏa.

Những người mang mệnh Hỏa sinh nhằm các năm:

  • Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): mệnh Lư Trung Hỏa
  • Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa
  • Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa
  • Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa
  • Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Phú Đăng Hỏa
  • Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa

Tất cả những người tuổi này đều mang mệnh Hỏa nên có thể trồng cây Hồng Môn để chiêu tài rước lộc, mang thêm may mắn đến cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh đó người mệnh Thổ cũng rất phù hợp trồng cây này, sẽ mang đến tài lộc và may mắn. Cây phù hợp làm cây để bàn, phòng khách, quầy lễ tân, trang trí quán cà phê, góc nhỏ trong nhà và còn có tác dụng thanh lọc không khí.

Ý nghĩa phong thủy của cây hồng môn hợp tuổi

Cây có cánh hoa đỏ thắm, cánh hoa và lá hình trái tim thể hiện sự nhiệt tình, ấm áp, và tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Người trồng cây thường có tính cách khá quyết đoán, nhiều đam mê, có khả năng làm lãnh đạo và nhờ có cây mà thêm niềm tin cũng như ý chí vươn lên để chạm đến thành công.

Cây còn là biểu tượng của sự bền bỉ và sức mạnh bên trong cuộc sống. Trong phong thủy cây Hồng Môn thể hiện sự may mắn, đem đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ.

Cách chăm sóc cây hồng môn đúng quy trình 

Thuộc dòng cây cảnh văn phòng nên cây rất dễ sống và chăm sóc, hoa dạng lưỡng tính nên hoa cũng ra liên tục.

• Nước: Cây ưa ẩm, cần độ ẩm cao,  khoảng 70 – 80%. Do đó mỗi lần nên tưới ướt khoảng 3/4 đất trong chậu cây, nếu thời tiết ẩm, lạnh có thể 1 tuần tưới 1 lần, nếu thời tiết khô, nóng thì 1 tuần tưới 2 lần.

• Nhiệt độ: thích hợp đối với cây Hồng Môn là từ 15 – 30 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn 15 độ c thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển chậm, còn nếu trên 30 độ c thì cây bị vàng lá, thối lá, thậm chí là chết.

• Đất trồng: Cây Hồng Môn ưa loại đất có nhiều phù sa, tơi xốp, bạn có thể trộn phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa…để tạo nên loại đất ưu thích giúp cây phát triển nhanh hơn.

 Sâu bệnh: Cây Hồng Môn rất ít sâu bệnh thường có một số bệnh thường gặp như thối củ, thối gốc thối thân…Để các bệnh được hạn chế thì bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Chia sẻ

Cây cảnh

Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm
Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm

1908 view | Thứ 5, 24/10/2019 | 15:13 GMT+7

Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn
Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn

1618 view | Thứ 4, 23/10/2019 | 15:00 GMT+7

Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh
Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh

1535 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 09:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng

831 view | Thứ 2, 14/10/2019 | 16:16 GMT+7

Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền
Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền

1456 view | Thứ 7, 12/10/2019 | 15:22 GMT+7

Cây cảnh


TOP VIEW