Những sai lầm khi chăm sóc phong lan

Thứ 3, 25/06/2019 | 10:38 GMT+7

Vào thời điểm cuối đông đầu xuân thì các cây hoa lan cũng bắt đầu mọc mần gốc, ra hoa, ra nụ. Đây cũng là thời điểm thích hợp để chúng ta bắt đầu chăm sóc, bỏ phân để có một mùa cây phát triển tốt nhất.

Trong quá trình chăm sóc chắc chắn sẽ có những sai lầm do chưa nắm được thuộc tính của cây làm cho cây dễ bị bệnh hoặc không phát triển tối đa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua các sai lầm thường gặp nhất cho người mới chơi lan.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật chung nhất về trồng và chăm sóc hoa phong lan

Những sai lầm khi chăm sóc phong lan

Những chú ý, sai lầm khi chăm sóc phong lan

Tưới nước: điều căn bản khi chăm sóc lan là không bao giờ để cây bị úng nước, tuy nhiên vẫn phải đủ độ ẩm. Ở khu vực nắng nóng có thể tưới 1 ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn còn ở nơi mát mẻ thì tưới ít hơn 1 ngày/lần hoặc 2 ngày/lần vào mùa đông.

Rất nhiều người chơi cây quan niệm tưới càng nhiều nước càng tốt, điều này đặc biệt không đúng với phong lan. Cây hoa lan có thể chết khi bị úng nước liên tục trong 3 ngày. Phong lan có thể tổng hợp được dinh dưỡng từ ánh sáng và không khí xung quanh.

Dùng tay sờ vào giá thể trồng lan thấy hơi ẩm là được, cây lan có khả năng chịu hạn tốt có thể sống liên tục 15 ngày không tưới nhưng phát triển kém. Vì vậy muốn cây xanh tốt ra hoa nhiều cần bổ sung nước cho cây đầy đủ.

Vị trí: bản chất cây phong lan sống trong rừng là cây phụ sinh, sống trên giá thể làm nơi ở tuy nhiên không hút dinh dưỡng nhiều từ giá thể. Vì vậy khi trồng không nên để rễ của cây lan vào chậu hoặc ghép vào gỗ thì nên để rễ nổi lên trên giá thể.

Không nên di chuyển cây lan quá nhiều cây sẽ mất một thời gian để thích nghi, nếu thấy cây đang phát triển tốt ở một khu vực với điều kiện ánh sáng, độ ẩm, giá thể nhất định thì không nên di chuyển cây.

Bón phân: trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân dành cho phong lan giúp cây phát triển xanh tốt. Một lưu ý hàng đầu là không bao giờ được pha đặc hơn liều lượng ghi trên bao bì sẽ khiến cây bị chết. Cách tôi thường làm là bón loãng gấp đôi liều lượng trên bao bì và tưới phân chia làm nhiều lần.

Giá thể: nên chọn các loại gỗ có thời gian sử dụng lâu dài như lũa để trồng lan. Không nên chọn các loại gỗ hay bị mục nát vì hoa lan là cây có thời gian phát triển dài khi giá thể bị mục nát ta tiến hành thay giá thể sẽ khiến cây bị suy. Mất một thời gian dài để cây làm quen với giá thể mới.

Nắng: mỗi loại lan thích nghi với một loại ánh sáng khác nhau, đa phần các loại lan thích ánh sáng khoảng 80%. Tuy nhiên có một số loại lan thích ánh nắng trực tiếp như lan Moraka, hoặc các loại lan nguồn gốc xứ lạnh thì lại thích ánh sáng nhẹ hơn.

Gió: các vườn cây thoáng mát có nhiều gió thổi vào thì cây lan sẽ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên các vườn cây bí bách như trong thành phố thì vẫn trồng được lan nhưng tốc độ phát triển sẽ kém hơn một chút.

Sâu bệnh: nên xịt thuốc ngừa nấm, vi khuẩn định kỳ 2 – 3 lần mỗi năm. Nếu để cây đã bị bệnh mà mới khắc phục thì đã muộn rất khó phục hồi và hậu quả rất nặng.

Chia sẻ

Cây cảnh

Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm
Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm

1901 view | Thứ 5, 24/10/2019 | 15:13 GMT+7

Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn
Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn

1609 view | Thứ 4, 23/10/2019 | 15:00 GMT+7

Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh
Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh

1527 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 09:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng

831 view | Thứ 2, 14/10/2019 | 16:16 GMT+7

Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền
Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền

1456 view | Thứ 7, 12/10/2019 | 15:22 GMT+7

Cây cảnh


TOP VIEW