Trồng cây sứ trước nhà có tốt không?

Thứ 5, 08/02/2018 | 13:00 GMT+7

Những cây trồng trước nhà được gia chủ lựa chọn hết sức kỹ lưỡng để không chỉ đẹp mà còn hợp tuổi, hợp phong thủy. Và cây sứ cũng vậy, có rất nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề trồng loại cây cảnh đẹp này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đi sâu vào câu hỏi : "Trồng cây sứ trước nhà có tốt không?". Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Cây sứ có tên là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae, thuộc nhóm cây mọng nước được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Hoa sứ ngày xưa chỉ có một màu một lớp 5 cánh, hiện có trên 100 màu giống khác nhau và có nhiều lớp cánh, thường gọi là sứ kép.

Cây sứ đẹp nhất nhờ hoa, nhưng giá trị của nó còn ở phần củ và rễ.

>>> Xem thêm: Có nên trồng cây me trước nhà?

Trồng cây sứ trước nhà có tốt không?

Củ của cây sứ chỉ có ở những cây được trồng bằng hột. Củ đã sinh ra từ lúc cây còn nhỏ, vị trí của nó nằm ở phần cổ rễ, giữa thân và bộ rễ bên dưới. Củ sứ phình to, to gấp mấy lần gốc của thân, vốn mập mạp. Hình dáng của củ rất đa dạng. Có củ hình người trong thế nằm, ngồi, hoặc giống một bộ phận nào đó của người. Có đủ hình thú vật, hoặc không mang một hình thù nào cả.

Những củ sứ mang một hình thù rõ nét nào, dù là giống người hay giống vật đều được nhiều người ưa chuộng, quý, và tất nhiên có giá cao.

Thông thường củ sứ thường trồi hẳn lên trên mặt đất chậu, nhưng cũng có ít trường hợp củ bị lớp đất mặt phủ kín lên, do cây lúc nhỏ trồng quá sâu.

Củ sứ đẹp còn nhờ vào sự kết hợp của bộ rễ bên dưới được đôn lên, để tuỳ trường hợp mà uống sửa để tạo được hình dáng mà mình mong muốn. Nói cách khác, tuỳ vào hình dáng sẵn có của củ mà ta uốn sửa rễ cho phù hợp để may ra có được một “tác phẩm” có ấn tượng.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

Cách sửa bộ rễ và tạo hình cho cây sứ

Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối.

Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi.

Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Trồng cây sứ trước nhà có tốt không?

Kỹ thuật trồng cây hoa sứ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu chọn và làm đất. Dù đất trồng có thể lựa chọn bất cứ loại đất nào nhưng với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây. Người trồng cũng có thể trồng ngay vào chậu để có thể tạo thế cho cây sứ theo ý muốn.

Những chậu sứ được chăm sóc cẩn thận khi có thế đẹp được trưng bày ngay trước ngôi nhà mình tạo cảm giác mới lạ, đẹp mắt và giúp thanh lọc không khí, tốt cho gia chủ. Việc trồng cây sứ trước nhà trong phong thủy còn mang lại tài lộc , an lành, hạnh phúc cho gia chủ.

Kỹ thuật điều khiển hoa sứ ra hoa đúng dịp Tết

Muốn sứ ra hoa vào dịp Tết cũng cần chú ý tói lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

Chia sẻ

Cây cảnh

Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm
Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm

1924 view | Thứ 5, 24/10/2019 | 15:13 GMT+7

Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn
Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn

1733 view | Thứ 4, 23/10/2019 | 15:00 GMT+7

Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh
Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh

1551 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 09:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng

833 view | Thứ 2, 14/10/2019 | 16:16 GMT+7

Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền
Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền

1460 view | Thứ 7, 12/10/2019 | 15:22 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Cây cảnh


TOP VIEW