Trồng đinh lăng bằng hạt

Thứ 3, 06/03/2018 | 10:50 GMT+7

Đinh lăng là cây sống lâu năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bong, không chịu úng ngập. Cây đinh lăng ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Sau đây là cach trồng đinh lăng bằng hạt, mời bà con tham khảo:

Đinh lăng là loại cây vừa nhỏ, cao 1-2 mét, người dân hay trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc khuôn viên chùa, miếu. Cây đinh lăng có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có hình răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4 mm, dày khoảng 1 mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi "thuốc bắc”.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc đinh lăng lấy củ

Trồng đinh lăng bằng hạt

Đinh lăng phát triển tốt trên các loại đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình (cát pha đến thịt), tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp, cây thích hợp với đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi. Tuyệt đối không trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước, trường hợp trồng trong vườn và ruộng nơi đất thấp cần lên luống cao trước khi trồng.

Trồng đinh lăng bằng hạt

Chế độ ánh sáng: Cây Đinh lăng  là cây ưa ẩm và chịu bóng, thích hợp với độ che tán từ 30 - 60%. Vì vậy, vườn ươm giống Cây Đinh lăng phải thiết kế hệ thống lưới cắt nắng. Trên thị trường có nhiều loại có khả năng cắt nắng 10%, 30%, 50% và 70%. Tốt nhất ta nên dùng loại 30-50%.

Chế độ nước và ẩm độ:

Cây Đinh lăng thích hợp với ẩm độ từ 82 - 89%. Vì vậy, đất trong vườn ươm phải có độ tơi xốp và thoát nước để chủ động tưới tiêu.

Nhiệt độ và độ thông thoáng: Cây Đinh lăng thích hợp nhất với nhiệt độ từ 22,5 – 23,10C (nhiệt độ tuyệt đối có thể từ 2,8 - 41,4o ). Vì vây, vườn ươm Cây Đinh lăng nên để thoáng và chỉ che chắn động vật phá hoại.

Che bóng cho cây: 

Trong thời gian đầu hạt nảy mầm được che bóng 100% bằng lưới đen,che bằng lá cọ, sau khi lên cây con cần bỏ lưới che và che lưới với độ che bóng 50%. Khi cây được khoảng 60 ngày giảm độ che bóng xuống 25% và bỏ che bóng hoàn toàn từ trước khi trồng 1 – 2 tháng vào ngày râm mát để tránh cây con bị nắng đột ngột.

Làm cỏ, tưới nước: 

Sau khi gieo hạt, hàng ngày phải tưới cho hom từ 2-4 lần bằng bình bơm tay hoặc hệ thống phun sương. Vì vậy tuỳ theo điều kiện thời tiết trong ngày, buổi sáng, trưa, chiều tối mà điều chỉnh khoảng thời gian giữa 2 lần phun cho thích hợp. thời gian phun cho luống bầu đủ để hạt ẩm ướt đất đủ lượng nước cần thiết chỉ nên phun trong khoảng 20-30 giây. 

Bón phân: 

Sau khi chồi đã ra lá kép, chiều cao đạt 10cm thì tiến hành bón thúc phân trùn quế Nutri với liều lượng 1kg hoà tan vào 10 lít nước lọc bỏ cặn tưới trực tiếp , tưới 3m3 phải tưới trước khi cây xuất vườn từ 1,5 – 2 tháng. Bón thức cùng với liều lượng như trên.

Phòng trừ sâu bệnh: Phải kiểm tra hằng ngày để phòng trừ kiến chồi non, nếu phát hiện có kiến phải tưới dầu hoả xung quanh luống. phòng trừ các loại bệnh.

Cắt chồi:

Cắt bỏ chồi để 1 thân chồi khỏe mạnh,loại bỏ bớt sự cạnh tranh của các chồi yếu.

Chia sẻ

Cây lấy củ

Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản trong chậu
Kỹ thuật trồng hành tây đơn giản trong chậu

701 view | Thứ 6, 10/05/2019 | 13:18 GMT+7

Quy trình kỹ thuật trồng lạc đen
Quy trình kỹ thuật trồng lạc đen

1170 view | Thứ 4, 20/03/2019 | 13:16 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn
Tìm hiểu kỹ thuật trồng khoai môn

1407 view | Thứ 4, 13/03/2019 | 10:00 GMT+7

Kỹ thuật bón phân cho khoai lang
Kỹ thuật bón phân cho khoai lang

1417 view | Thứ 4, 06/03/2019 | 08:07 GMT+7

Phòng trị bệnh thán thư hại khoai sọ
Phòng trị bệnh thán thư hại khoai sọ

824 view | Thứ 3, 05/03/2019 | 17:00 GMT+7

Cây lấy củ


TOP VIEW