Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Trồng và chăm sóc cây khoai mỡ

Khoai mỡ hay khoai ngọt là loại cây ăn củ dễ trồng, có thể trồng hầu hết các loại đất. Tùy từng vùng trong đê hoặc ngoài đê mà có một kỹ thuật trồng phù hợp. Hiện nay, cây khoai mỡ là cây thực phẩm chủ lực trên đất phèn huyện mới Tân Phước

Trồng và chăm sóc cây khoai mỡ

I. THỜI VỤ

Phụ thuộc nhiều vào mực nớc lũ hàng năm ươm giống: vào tháng 8 al (tháng 9 dl). Trồng vào tháng 10 al (tháng 11 dl) vùng trong đê có thể xuống giống sớm hơn để thu hoạch sớm bán có giá.

Nếu ươm giống vào tháng 7al (tháng 8 dl) thì trồng vào tháng 9 al (tháng 10 dl). Cần lưu ý xuống giống khoai mỡ, xem mực nước thủy cấp lên xuống theo triều hoặc mưa nhiều gây nước ngập liếp phải có điều kiện bơm nước ra ngoài cho khoai mỡ sinh trưởng tốt. Yêu cầu mực nước cách mặt liếp từ 10 –15 cm, xuống giống trong mùa tiết xuân thì khoai mỡ phù hợp cho năng suất cao.

II. GIỐNG

Hiện có hai giống được trồng phổ biến cho năng suất cao là giống khoai tím và giống khoai tRắng.

1. Khoai tím gồm tím than và tím bông lau:

+ Tím than: củ dài 20 –30 cm, tím 2/3 củ đến hết củ, phẩm chất dẻo, bùi, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, năng suất 15 –18 tấn/ ha.

+ Tím bông lau: củ dài 25 – 35 cm, tím 1/3 củ đến 1/2 củ, phẩm chất dẻo, năng suất từ 18 –20 tấn / ha.

2. Khoai trắng Mộng Linh: 

Củ dài 30 – 40 cm củ trắng đến trắng ngà, phẩm chất dẻo, nở, không phù hợp thị hiếu ngưới tiêu dùng. Thích hợp cho chế biến xuất khẩu. Năng suất từ 20 – 30 tấn/ ha.

III. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Chọn củ giống: chọn củ giống có thời gian sinh trưởng từ 5 – 6 tháng tuổi, đạt từ 1 kg trở lên, đồng đều, không xây xát, không sâu bệnh phá hại.

2. Xử lý giống: củ giống được xử lý trong kho vựa và trong chồi ươm trước khi trồng.

2.1. Trong kho vựa: Kho vựa là chồi lá có mái che, chọn nơi cao ráo, nền phải khô ráo bằng phẳng, mái che không được dột nước và vách phải hạn chế gió mưa tạt ướt củ giống.

Nền: trải 1 lớp vôi bột từ 5 - 7 cm.

Vách: xung quanh vách phun thuốc sát trùng ngừa kiến, mối, rầy phá hại như: BASSA lượng 20cc/16lít nước.

Củ giống sau thu hoạch rửa sạch đất, loại bỏ rễ nhúng vào dung dịch sau:

BASSA lượng 20cc/20 lít nước ngâm trong 15 phút hoặc SUPRACIDE lượng 15 cc/ 20 lít nước ngâm trong 15 phút. Chất trong kho vựa từ 5 – 6 lớp cách nóc mái khoảng 1 mét. Phương pháp này có thể tồn trữ giống từ 4 – 5 tháng.

2. 2. Xử lý ươm giống: chọn củ giống đồng đều đem ra cắt mặt.

Xử lý tuyến trùng gây mục đầu khoai: Đun nước nóng khảng 54 – 55oC ngâm củ giống vào khoảng 40 phút sẽ diệt tuyến trùng Pratylenchus sp. hiệu quả trên 85 % giảm tối đa hiện tượng mục đầu khoai.

2.3. Cắt mặt: củ có trọng lượng 1 kg cắt từ 8 – 10 lát, mỗi mặt 4 x 5 cm. Tỉ lệ 1000 mặt khoai cần 100 kg giống. Cắt khoai từ cuống xuống chiều dài ¾ là tốt vì đoạn khoai này giữ được đặt tính cây mẹ. Có thể cắt theo khoanh vẫn được. Dao cắt phải bén cắt cho phẳng không trầy xước. Chấm mặt cắt vào tro bếp hoặc vôi bột đễ ráo mặt 5 phút rồi đem đi ủ vào tro trấu. Lưu ý, tro trấu mới cần được rửa bớt mặn rồi sử dụng. Chất 1 lớp tro trấu 1 lớp khoai, chất 3 – 4 lớp rồi tủ bổi giữ ẩm. Kiểm tra độ ẩm tưới bằng vòi sen ngày 1 lần để mầm khoai dễ nẩy mầm. Sau ủ 12 – 15 ngày là có thể đem trồng, mỗi mặt khoai có từ 2 – 4 mầm, chọn mầm mạnh nhất đem đi trồng các mầm khác loại bỏ vì là mầm hữu tính.

III. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG

Đất trồng khoai mỡ chọn đất sét pha, có độ tơi xốp. Đất kết cấu bời rời cho năng suất thấp.

1. Đất mới: lên liếp cao ráo thoát nước tốt, lên liếp cao 25 – 30 cm, xốc đất tơi xốp, s/l vôi bột diệt khuẩn, hạ phèn lượng từ 100 – 150 kg/1000 m2.

2. Đất cũ: xốc đất lại cho tơi xốp, dọn sạch cỏ dại trên liếp, xung quanh bờ, gia cố nâng lại cao trình liếp các chỗ thấp.

3. Lên liếp: theo kiểu cuống chiếu trung bình tỉ lệ 6/5, 6/4 sử dụng lớp đất mặt cụ thể liếp 6 m, mương 4 m và liếp 6 m, mương 4 m.

Mương sâu 30 – 40 cm để tạo điều kiện vận chuyển sau này và tưới tiêu. Dọn cỏ năng, bàng xung quanh mương chất đóng để tủ liếp giữ ẩm. Nếu s/l rơm tủ kiểm tra không còn lúa sót trong rơm, để hạn chế diệt lúa mọc sau này trên liếp. Khâu chuẩn bị đất 30 ngày trước trồng.

4. Mật độ – khoảng cách:

Đất mới: cây cách cây 50 x 50 cm. Đất cũ: cây cách cây 60 x 60 cm. Thường một công (1000 m2 ) không tính mương liếp trồng 3000 mặt khoai. Khoai ủ 12 – 15 ngày vận chuyển ra liếp trồng tránh gãy mầm, dùng dao moi lỗ sâu 2 – 3 cm đặt mầm khoai xuống dưới, sau đó phủ đất nhẹ 1 cm, rồi phủ bổi giữ ẫm.

IV. BÓN PHÂN

Lượng phân bón NPK cho 1000 m2 như sau:

Đối với khu vực ngoài đê:Lân văn Điển: 50 kg.

Phân hữu cơ: > 500 kg, hoặc phân HUMIX: 20kg.

Urê: 20kg.

NPK (20 – 20 – 15): 30kg.

Kali: 5kg.

DAP: 5kg và BAM 5 H: 6 kg.

Đối vùng trong đê: lượng phân bón phải cao hơn gồm:
Lân văn Điển : 50 kg.Phân hữu cơ: > 500 kg hoặc phân HUMIX: 30kg.
NPK ( 20 – 20 – 15 ): 45kg.Ure: 35kg.

DAP: 20kg.
KALI: 6kg và BAM 5 H: 6 kg.

Cách bón như sau:

Vùng ngoài đê :

Bón lót trước trồng 1 ngày: toàn bộ phân lân, phân hữu cơ và 2 kg BAM 5 H.

+ 7 ngày sau trồng (NST ): phun tưới gốc VIPAC88 hoặc ROOTS, lượng 500 gam – 1 kg cho 1000m2 tuỳ sức phát triển của cây khoai mà cân đối.

+ 20 – 25 NST Bón thúc 1: 10 kg ure + 5 kg DAP + 2 kg Bam 5 H.

+ 40 – 42 NST thúc lần 2: 10 kg ure + 5 kg NPK (20-20-15) + 2 kg Bam5H.

+ 70 – 75 NST thúc lần 3: 25 kg NPK (20 – 20 – 15) + 5 kg kali.

Vùng trong đê: cách bón

Bón lót trước trồng 1 ngày: Toàn bộ phân lân, phân hữu cơ, 10kg DAP và 2 kg Bam 5 H.

+ 7 – 10 NST: phun ViPắc 88 hoặc Roots lượng 500 – 1 kg/1.000m2.

+ 20 – 25 NST: 20 kg ure + 10 kg DAP + 2 Bam 5 H.

+ 40 – 42 NST: 15 kg ure + 10 kg NPK (20 – 20 –15) + 2 kg Bam 5H.

+ 70 – 75 NST: 35 kg NPK (20 – 20 – 15) + 6 kg Kali.V. CHĂM SÓC

Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan.

Mùa khô tưới ngày 2 lần sáng và chiều không tưới nước kéo dài chập tối ảnh hưởng nấm bệnh phát triển, ngày tưới ngày nghỉ.

Mùa mưa: 2 – 3 ngày tưới 1 lần.

Rải phân sãi theo liếp hoạc nơi lổ trồng theo hốc rôi tưới nước. Giai đoạn 75 NST; 85 NST; 90 NST phun phân bón lá chứa hàm lượng Kali để khoai dễ tạo củ như: Hydrophots liều 30cc/ bình 8 lít, phân MKP (0 – 52 – 34) liều 30 gam/bình 8 lít.

Trước khi thu hoạch 5 ngày nên tưới nước ẩm để đất mềm dễ thu hoạch, tưới nước bằng dụng cụ thùng vòi sen hoặc vòi máy phun trên liếp.

VI. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

1. Sâu hại:

1.1 Sâu đất (sâu xám): (Arostisypslon)

Sâu non mới nở gậm lấm tấm biểu bì cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất ban đêm bò lên cắn phá dây lá khoai, sâu làm nhộng dươi đất. Thuốc phòng trị gồm:

- PERAN 50EC liều 15 cc/ 8lít.

- CYPERAN 50EC liều 15cc/ 8lít.

- ATABRON 5EC liều 10cc/8lít.

1.2. Rệp sáp

Mình có phủ lớp sáp trắng, chích hút nhựa lá khoai, trú ẩn dưới đất phá hại rễ khoai làm lá vàng, khoai không phát triển. Rệp còn là môi giới truyền virus.

Thuốc phòng trị: SUPRACIDE liều 15cc/8lít. NOKAPH 3G liều 2kg/công. BI 58% liều 25cc/ 8lít ….

1.3. Sâu xanh da láng (Spodoptera):

Hình dạng màu xanh lục, 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân, trơn láng sâu phá hại nặng và kháng thuốc. Sâu đẻ mỗi ổ 20 – 30 trứng có phủ lông trắng. Đây là sâu đa thực. Thuốc phòng trị: MIMIC 20DF liều 15cc/8lít phun vào chiều tối có thể phối hợp thuốc PERAN 50EC.

2. Bệnh hại:

2.1 Bệnh cháy lá: Do nấm Corticium SP gây hại, vết bệnh xuất hiện trên lá và thân. Trên lá vết bệnh màu xanh nhạt, hơi tròn rồi chuyển sang nâu, điều kiện ẩm độ cao vết bệnh có lớp mốc trắng phủ. Trên dây vết bệnh lõm dài và khuyết vào thân có màu xanh xám. Bệnh gây cháy rụi cả lá và thân, gây thất thu năng suất.

Phòng trị: Bón phân cân đối NPK, không bón dư đạm, thoát nước tốt trong điều kiện mưa gió, trồng mật độ thưa. Sử dụng thuốc đặc trị khi bệnh mới chớm thuốc TILT SUPER liều 10cc/16lít, APPENCARD liều 50cc/16lít.

2.2 Bệnh mục đầu khoai: Do tuyến trùng pratylenchus sp. gây ra lây truyền qua củ giống, làm thối từng mảng trên củ, mất phẩm chất. Phòng trị nên s/l củ giống bằng nước nóng 54oC trước khi trồng và nên đổi giống không nhiễm tuyến trùng từ nơi khác đem về trồng.

Khi bệnh mới chớm sử dụng rãi 2 –3 kg NOKAPH 3G cho 1 công đất tưới nước cho thuốc thấm xuống dưới để diệt tuyến trùng.

2.3 Bệnh thối mềm củ:

Do nhiều nấm gây ra. Trên củ vết thối sậm màu, đôi lúc môi củ có lớp mốc trắng do FUSARIUM hay màu xanh xám do PENICILLIUM phủ lên. Nấm bệnh lưu tồn trong củ giống, trong kho vựa lan truyền qua hom giống. Phòng trị: loại bỏ củ giống nhiểm bệnh, s/l củ giống trước trồng.

VII. THU HOẠCH :

Khoai mỡ trồng bán hàng hoá thu hoạch sau 4 – 4,5 tháng. Khoai làm giống thu hoạch sau 5 – 6 tháng trồng.

 

Nguồn Nông nghiệp Việt Nam

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng