Lồng chim chào mào
Tùy theo sở thích mỗi người xài lồng tròn hay lồng vuông cho Chim cảnh, ở miền nam đa số xài lồng tròn, miền trung lại xài lồng vuông. Nhưng lồng chim Chào mào cần phải rộng để chim bay nhảy, lồng phải cao hơn hoặc bằng 80 cm, giúp chim tránh bị yếu khi sống trong lồng nhỏ thời gian dài.
Đối với lồng tròn thì nên xài loại lồng 64 hoặc 68 nan. Nhưng lồng 68 được anh em chơi nhiều nhất, vì không gian rộng và bố trí cầu dễ dàng cho chim di chuyển. Đối với lồng vuông thì nên chọn loại lồng mặt 17 nan Huế là hợp lý nhất.
Có người hỏi nên nuôi chào mào bằng lồng chim vuông hay tròn. Mình xin trả lời là tùy theo sở thích của mỗi người và cách chơi của chú chim. Còn đối với bản thân mình thì mình chọn lồng tròn, nuôi lồng tròn thấy chim bộc lộ được hết tố chất.
Cách bố trí cầu cho lồng chim Chào mào:
Chọn loại cầu có đường kính khoảng 1 cm. Không chọn loại to hơn, hoặc nhỏ hơn. Chọn loại nhỏ làm cho chim bám không hết cầu và một thời gian móng sẽ dài ra nhanh và lúc chim bay nhảy sẽ khó khăn, xui thì dính vào nan lồng hoặc áo lồng làm gãy móng, mất móng. Còn chọn cầu to thì làm cho chim bám không hết cầu chim sẽ ra móng chào mào bị cong, vẹo và cầu bằng gốc, cành, rễ cây cũng làm móng chim ra không đều. Cầu thì có loại cầu ngang, cầu bán nguyệt, cầu uốn lượn. Nhưng nên chọn cầu ngang. Và trong lồng chỉ nên xài 3 cầu là được.
Đặt cầu ngang chính phía dưới, nên đặt ở giữa lồng để bố trí thêm 2 cầu phía trên. Cầu ngang chính này cần cách đáy lồng khoảng 10 cm, để cho đuôi chim không đụng đáy và dính phân.
Với 2 cầu ngang phía trên đặt 1 cái phía trên 1 cái dưới 2 cầu đó cách nhau khoảng 3 -5 cm là được. Đặt 2 cầu ngang cầu chú ý cách với thành lồng 10 – 15 cm để chim bay nhảy, chuyền cầu không bị chạm lông đuôi vào thành lồng. Và 2 nan này phải đặt sao cho khi chim đứng thẳng thì đầu chim phải cách đỉnh lồng 5 cm, để tránh chim bị đụng mào vào đỉnh lồng và cảm giác khó chịu.
Cách bố trí cóng, móc thức ăn trong lồng chim Chào mào:
Nên đặt cóng thức ăn cao hơn cầu khoảng 2 – 3 cm. Bố trí cóng nước ở phía dưới, thức ăn ở cầu phía trên, không nên đặt gần nhau để chim di chuyển thường xuyên giúp chim khỏe mạnh và tránh bị mập. Nếu chim có tật tắm trong cóng thì có thể dùng ống nước thủy tinh.
Trên đây là 1 vài kinh nghiệm của mình về cách chọn lồng nuôi chào mào và bố trí cầu, cóng hợp lý giúp cho anh em mới tập chơi chim chào mào biết thêm chút ít. Cảm ơn anh em.
Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang: thì hay dùng lồng lọai to, đối với lồng tre thì lọai lồng thường dùng là lồng từ 60 nan đến 80 nan, phổ biến là lồng 68 – 72 – 76 nan. Riêng khu vực Bình Định và khu vực Phú Yên giáp ranh Bình Định thường hay sử dụng lồng sắt (đây cũng là 1 nét đặc trưng của người chơi chào mào ở xứ Bình Định) , lồng sắt cũng to tương đương lồng tre 64 – 76 nan. Khu vực này đa số sử dụng lồng tròn và hầu như ít khi dùng lồng vuông để nhốt chim.
Khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng – Huế:
hay dùng loại lồng vuông, lồng vuông ở Huế và Đà Nẳng thì có điểm khác biệt nho nhỏ về kiểu nhưng nhìn chung kết cấu thì giống nhau. Khu vực này đa số dùng lồng vuông để nhốt chim, lồng tròn vẫn được dùng với tỉ lệ ít hơn, lồng sắt hầu như rất ít khi có người dùng.
Khu vực Phía Bắc:
Tỉ lệ dùng lồng tròn và lồng vuông tương đối là ngang nhau, đặc trưng của khu vực phía bắc là dùng lồng tròn làm bằng chất liệu tre Tàu, nóc lồng có máy bằng. Lồng tròn được sử dụng khỏang 52 – 60 nan có chiều cao giống như lồng sơn ca nhưng ngắn hơn. Lồng sắt ít được sử dụng ở khu vực này.
Khu vực Phía Nam:
Thường hay sử dụng lồng tròn và rất phổ biến, kích cỡ lồng thì rất đa dạng, lồng tròn cao lọai giống sơn ca từ 52 – 60 nan, lồng kiếm 60 – 64 nan đến lồng tròn 52 – 56 – 60 – 64 – 68 – 72 – 76 vì khu vực này có nhiều dân nhập cư, họ mang theo tập quán nuôi chim của khu vực mình vào phía Nam. Lồng vuông có tỉ lệ sử dụng không đáng kể, lồng sắt cũng được sử dụng nhiều ở khu vực phía Nam.
Lồng tháo đáy thì tiện cho việc dọn vệ sinh lồng, nhưng tháo hay không tháo thì vẫn nên dùng lồng đáy kín để tránh gió lùa thốc từ dưới lên – nguy hại cho chim. Khi lồng để không không sử dụng thì bạn nên kéo cửa ra, để nhỡ có ông ku chuột nào muốn vào thám hiểm thì có đường ra vào, nếu không chuột sẽ cắn nan chui vào, xong lại cắn nan chui ra – phiền toái cho chuột và cho cả mình nữa.
Lồng mới khi mua về ta nên quét lên lồng 1 vài lớp nhớt hoặc hổn hợp dung dịch khác (tùy theo sở thích từng người) nhằm tránh cho lồng bị mối mọt làm hỏng.
Ngoài Bắc thì người chơi lồng cũng tạp nham lắm, tùy theo phong cách của từng người. Chỉ có điều loại lồng to trên 60 nan – đường kính 35 trở lên thì rất ít, nếu có chỉ để ở nhà vì mang đi cội khá cồng kềnh, không cơ động.
Lồng tròn: Chủ yếu là lồng Vác, lồng tầu, lồng nóc bằng có nhưng ít người chơi hoặc mới chơi thì mới dùng vì loại nóc bằng giả tầu hay là tầu thật chim dễ sinh tật bám nóc và nhìn không đẹp (theo quan điểm của TM). Chơi chủ yếu là loại lồng tròn chuẩn (56 nan – 5 vanh có 1 vanh kép – DK 33cm) – chất liệu tre già hoặc trúc là thông dụng nhất. Một số người thích kiểu như thế này nhưng là lồng tầu. Nữa là có người thích chơi lồng trơn nhưng cũng có người thích lồng đục chạm ít nhiều hoặc rất cầu kì.
Lồng vuông: chủ yếu là lồng vuông Huế – rất thông dụng và được ưa chuộng cho những ai thích lồng vuông.
Ngoài ra còn chơi cả lồng thái xịn hoặc thái vác (kiểu dáng thái nhưng làm giả lại vở Vác). Rồi có những người thích chơi theo phong cách riêng tìm những kiểu lồng đẹp rồi đặt mua về hoặc làm giả kiểu từ Vác.
Cách đặt cầu cho lồng chào mào
Tùy theo phong cách chơi chào mào của từng vùng miền mà cũng có cách đặt cầu khác nhau:
Khu vực miền Bắc thì hay đặt 1 cầu chính và 1 cầu phụ phía trên. Cũng có người đặt 2 – 3 cầu lượn nhìn cho đẹp và phù hợp với kích thước của lồng. Ít khi đặt 2 cầu song song.
Khu vực miền Trung đa số sử dụng lồng vuông nên hầu hết đều có 1 cầu chính, thỉnh thỏang có người sử dụng 1 cầu chính • 1 cầu phụ cho lồng vuông. Đối với lồng tròn thì thường đặt 1 chính • 1 phụ.
Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang do đặc thù hay chơi lồng lọai to từ 64-80 nan nên cách đặt cầu cũng rất nghệ thuật, đa số nghệ nhân đặt từ 2-3 cầu song song, cầu thuờng là câu thẳng, cầu gai hoặc cầu lượn. Nhìn rất phù hợp với kích cở của lồng.
Khu vực miền Nam thì hay sử dụng lồng tròn nên cách đặt cầu cũng đơn giàn là 1 cầu chính và từ 1 – 2 cầu phụ kèm theo. Nếu sử dụng lồng vuông thì thường là 1 chính + 1 phụ, nếu sử dụng lồng to thì vẫn theo cách đặt cầu của khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang.
>>> Sinh vật cảnh