Bổ trợ kiến thức về cách nuôi kiến vàng hiệu quả

Thứ 4, 01/11/2017 | 10:55 GMT+7

Kiến vàng hiện nay đang được nhiều bà con chú ý bởi tính năng phòng trừ sâu bệnh hại lá, quả và là nguồn thu lợi nhuận lớn từ việc thu hoạch trứng kiến vàng. Sau đây là kiến thức bổ trợ cơ bản giúp bà con nhân giống kiến vàng nhanh chóng.

1. Làm thế nào để xác nhập 2 tổ kiến từ 2 quần thể khác nhau.

Kiến vàng là loại động vật có tính lãnh địa rất cao, do đó khi chúng ta bắt 2 tổ kiến từ 2 vùng quần thể khác nhau về chúng sẽ đánh nhau cho tới chết, loài kiến nhận diện nhau qua 1 loại hoocmon chúng tiết ra, do đó khi chúng ta bắt kiến về nếu 2 tổ thuộc 2 quần thể khác nhau thì sẽ xảy ra trận chiến sống còn, chúng đánh nhau cho tới chết, vậy cách khắc phục và xác nhập 2 quần thể kiến lại với nhau như thế nào, đó là chúng ta có vài phương pháp.

em thêm: >>> Kỹ thuật nuôi Kiến vàng lấy trứng

nuoi kien vang

Phương pháp thứ 1: đó là chúng ta lấy trứng kiến vàng từ tổ quần thể khác đem về tổ kiến mà chúng ta đang nuôi, bỏ vào 1 cái  ly hay cái hủ gì đó, loài kiến tuy hung dữ nhưng chúng vẩn có tình mẩu tử chúng sẽ đem nhưng cái trứng kiến đó về tổ và chăm sóc nuôi dưỡng đúng 14 ngày sau chúng trưởng thành loại hoocmon chúng tiết sẽ được chấp nhận, sau đó chúng ta có thể gộp các đàn kiến lại với nhau theo cách tương tự.

Phương pháp thứ 2: là chúng ta bắt tổ kiến về chúng ta không nên bỏ vào quần thể kiến hiện đang nuôi vì như vậy sẽ làm cho chúng tàn sát đàn kiến mới bắt về và đàn kiến mới về chúng sẽ tiết ra loại hooc mon chiến đấu rất cao và như vậy chỉ có thiệt hại cho chúng ta vì  không thể hòa nhập lai được, vậy cách chúng ta nhập lại như thế nào đầu tiên chúng ta đóng 1 cái khung cách ly với cái kệ nuôi chúng ta bỏ tổ kiến mới vào và để cái khung đó gần với kệ, sau khoản vài ngày chúng ta để chúng tiếp xúc nếu thấy kiến có biểu hiện giở 2 chân lên là chung ta biết chúng  đã chấp nhận chúng ta dung 1 cái cây bắt làm cầu cho kiến qua, nếu thấy chúng ko đánh nhau thì đã thành công và cứ để chúng qua.

2. Tầm quan trọng của kiến chúa

Nếu chăn nuôi kiến vàng mà không có kiến chúa thì sẽ không thành công vì kiến chúa để mỗi ngày đến hàng nghìn trứng, vậy kiến chúa bắt ở đâu, vì với tổ kiến nhỏ thì không có kiến chúa mà trách nhiệm đẻ trứng thuộc về kiến thợ dệt luôn nhưng sự phát triển của tổ kiến này mà không có hoàng hậu sẽ giảm và chỉ tồn tại vài thế hệ khoản từ 3- 7 tháng, dấu hiệu suy giảm là chúng ta nhìn trong tổ kiến sẽ thấy toàn kiến thợ mà không thấy trứng.

Có thể nói kiến chúa là chìa khóa cho sự phát triển của các quần thể, và nhiệm vụ của kiến chúa là đẻ trứng và đẻ trứng chúng được xem những cổ máy đẻ trứng,

Vậy chúng ta tìm kiến chúa ở đâu, thường ấu trùng kiến sẽ được kiến thợ chăm sóc để trở thành trứng kiến chúa vào khoản tháng 4 tháng 5 trước mùa mưa, sau đó kiến chúa sẽ hình thành và trong đàn kiến sẽ chọn một con kiến chúa phù hợp để chọn làm nữ hoàng, các con kiến chúa khác sẽ di chuyển sang tổ kiến khác nếu được đàn kiến khác chấp nhận sẽ trở thành kiến chúa của tổ còn không sẽ bị đàn kiến tiêu diệt. kiến chúa sau khi trở thành nữ hoàng sẽ giao phối với kiến đực và bắt đầu sinh sản tiết một loại hooc môn làm các con kiến trong tổ không còn khả năng sinh sản để kiến chúa trở thành vị trí độc nhất trong đàn.

3. Thức ăn

Thức ăn của kiến thì chúng ta thường cho bằng các loại côn trùng nhỏ, thịt gà luộc, hoặc chúng ta thử cho chúng ăn ít gan động vật, đảm bảo luôn có, đặc biệc muốn khai thác tối đa trứng kiến vàng nuôi chúng ta cần đảm bảo nguồn nước đường phải luôn tươi mới vì sẽ kích thích đàn kiến uống, tuy nước củ chúng cũng sẽ uống nhưng miễn cưỡng để uống.

4. Môi trường sống 

phải luôn mới và không củ, tức là chúng ta phải định kỳ thu hoạch trứng kiến vệ sinh dụng cụ nuôi sạch sẽ sau đó bỏ trở lại để kiến làm tổ vì chúng có thói quen là bỏ những tổ mà trông rất củ chúng sẽ bỏ đi, do đó chúng ta phải thu hoạch trứng và làm sạch các dụng cụ nuôi.

Đó là nhiệt độ và ẩm độ kiến phải đảm bảo 30 0C và sống trong yên tĩnh, tránh hoàn toàn người lạ ra vào, nên hạn chế vào thăm kiến vì như vậy chúng sẽ bị stress và chết.

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

980 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

928 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1396 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

899 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1659 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Động vật hoang dã


TOP VIEW