Làm giàu từ chăn nuôi con nai

Thứ 7, 20/07/2019 | 08:07 GMT+7

Nuôi nai ngoài vốn đầu tư con giống ban đầu, gần như người nuôi chỉ đầu tư thêm công, không mất quá nhiều tiền đầu tư thức ăn nên lợi nhuận thu được hàng năm từ nai được xem như là nguồn “lãi ròng” cho người nông dân.

Đặc điểm của loài nai

Nai đã được thuần hóa ở nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam nai cũng đã được nuôi khoảng 1 thế kỷ nay. Con đực lớn hơn con cái, lúc trưởng thành, con đực nặng 200- 250 kg, con cái nặng 100 – 150 kg. Da nai màu tro hay xám đen. Lông nai có màu hung đen hay nâu sẫm, con đực sẫm hơn con cái. Dọc theo chính sống lưng và có lông dài và sẫm hơn. Chỉ có nai đực mới có sừng, sừng có 3-4 nhánh.

Nai nhút nhát, hiền lành, thính giác, khứu giác tốt; thích sống theo bầy đàn nhỏ vào ba con. Tuổi thọ của nai khoảng 25-30 năm. Môi trường sống thích hợp là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non… Ban ngày nai thường tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ… ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác…

Xem thêm: >>> Nuôi một con nai bằng nuôi hai con bò

Làm giàu từ chăn nuôi con nai

Chọn Nai giống

Chọn nai đực: To khỏe, vóc dáng cân đối: bốn chân chắc khỏe, kẽ móng hẹp, thay lông đúng kỳ (mùa xuân hàng năm). lông da bóng mượt, màu hung đen hay nâu sẫm; gốc sừng to, đường kính trên 3cm; cơ quan sinh dục phát triển tốt, nhất là hai dịch hoàn to, đều, đặc biệt khả năng phối giống, đậu thai và phẩm chất đời con tốt. . .

Chọn nai cái: Nai tơ, 1 -2 năm tuổi; vóc dáng cân đối, thể trọng tốt, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không dị tật, bốn chân chắc khỏe, lông da bóng mượt, màu hung đen bay nâu sẫm; cơ quan sinh dục phát triển tốt và hoạt động bình thường…

Thức ăn của nai

Nai là loài ăn tạp nhưng thức ăn phải sạch. Thức ăn cho nai bao gồm, thức ăn xanh tươi, thức ăn ủ xanh của các loại cỏ, cây trồng hoặc tự nhiên như là sung, lá mít, lá giới, lá bưởi, lá xoan, những lá cây, mầm cây ngọt bùi đắng, chát, rau, củ, quả, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung đạm, khoáng, sinh tố...

Những lá cây, quả đắng chát dùng làm thức ăn cho nai rất tốt. Khẩu phần thức ăn bình thường 15-20 kg thức ăn xanh tươi, non ngon, 1-2kg thức ăn tinh hỗn hợp hoặc tấm, cám gạo, bắp... để sống boặc nấu chín, 3-5 kg trái cây như chuối chín, vả, sung, roi... cho ăn ngày 2 bữa, muối khoáng cho liếm tự do.

Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g...đất sét vừa đủ 3kg) cho nai liếm 10-15 gam/con/ ngày hoặc cho liếm tự do. Không nên cho ăn đơn điệu, vì ăn thế nai chóng chán và không đủ chất.

Việc bồi dưỡng bằng thức ăn tinh, củ quả, trứng gà… tùy theo khả năng và không nên cho ăn nhiều quá sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chỉ bồi dưỡng cho những con gầy yếu, con đực ở thời kỳ sắp mọc nhung hay sau khi cắt nhung, sau khi giao phối với con cái, con cái ở thời kỳ nuôi con hay sắp tới thời kỳ động dục, con đực vào thời kỳ sắp mọc nhung và con cái vào thời kỳ nuôi con... Khi mới ăn món lạ có thể nai chưa chịu ăn ngay, ta cho thêm ít muối để kích thích.

Có thể cho muối vào trong một cái ống có dùi nhiều lỗ để nước muối rỉ ra cho nai liếm. Nai nuôi nhốt, thức ăn do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho nai.

Nai ăn thức ăn xanh tươi, rau, củ, quả ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho nai uống tự do. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống…

Làm chuồng nai

Mỗi khu trại chăn nuôi nên ở vị trí gần đồng cỏ để cung cấp đủ thức ăn thô xanh hàng ngày cho hươu. Chuồng phải được xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát. Hướng tốt nhất là hướng Nam hoặc Đông Nam để điều hòa được khí hậu của chuồng nuôi. Mái chuồng hươu phải cao, thoáng, thiết kế có độ dốc, lót xốp hoặc rơm rạ lên mái chuồng để cách nhiệt.

Cần phân chuồng theo ô tùy vào các giai đoạn khác nhau để dễ quản lý và chăm sóc. Cách này cũng giúp người nuôi tiết kiệm được diện tích và nguyên liệu xây dựng. Diện tích mỗi ô khoảng 4m2, đối với đối tượng hươu đẻ thì diện tích nuôi lớn hơn 2-4m2. Mỗi ô chuồng nên có các lỗ thông hơi để cung cấp đủ ánh sáng và tạo sự thoáng mát cho hươu.

Khung chuồng cho hươu có chiều cao thấp nhất là 1,8m, được làm bằng các thanh gỗ có bản rộng, khoảng cách giữa các thanh khoảng 10cm (hươu con), 13cm (hươu trưởng thành). Có thể làm khung chuồng bằng lưới B40 để tạo sự thông thoáng. Chuồng cần phải có hai cửa, một để người nuôi có thể ra vào vệ sinh và một để lùa hươu di chuyển giữa các ngăn.

Khi chuẩn bị máng ăn, máng uống cần chú ý đến việc chọn nguyên liệu làm máng (nên làm bằng cao su để tránh bị vỡ) và bố trí máng ăn máng uống một cách hợp lý (đặt ngang tầm với hươu để chúng dễ lấy thức ăn).

Nhu cầu nước uống của hươu không lớn, chỉ khi nhiệt độ quá cao hoặc hươu ăn nhiều thức ăn khô thì bà con mới cần bổ sung nước uống cho hươu, vì vậy khi nào cho hươu uống nước mới để máng uống vào chuồng không cần phải để máng uống cố định trong chuồng vì hươu sẽ đá vỡ chậu.

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

980 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

928 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1396 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

899 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1659 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Động vật hoang dã


TOP VIEW