Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kinh nghiệm chọn gà chọi chuẩn nhất

Trong các trận thi đấu chọi gà thì ai cũng muốn thắng cuộc nhưng lại rất ít người quan tâm cách chọn gà chọi thế nào để cho chúng “trăm trận trăm thắng”

Chọn tướng gà chọi

Chọn gà chọi qua tướng của chúng mà một trong những bí quyết chọn gà chọi mà nhiều sư kê lựa chọn. Vì thế, nếu gà có thân mình cao lớn, có tướng chiến đấu, đi đứng mạnh dạn, chửng chạc, dáng đứng xuôi như giọt nước mới là gà chọi chuẩn. Ngoài ra, giống gà có thân hình chắc nịch, lườn sâu và là lườn tàu ngay thẳng thì cũng là giống gà chuẩn.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các kinh nghiệm nuôi gà chọi

Kinh nghiệm chọn gà chọi chuẩn nhất

Chọn đầu gà chọi

Ngoài tướng gà thì bạn có thể quan sắt thêm phần đầu của chúng để xem chúng có thật sự là chiến kê thực thụ hay không. Các tiêu chí được đưa ra như sau:

  • Đầu gà phải tương xứng với cổ và thân mình. Chỉ cần quan sát phần đầu là chúng ta có thể đoán biết được phần nào tài nghề của chúng.
  • Đầu gà bề ngang rộng thì đó là gà lì nhưng chúng rất chậm chạp, do đó chỉ biết hứng đòn đối thủ giáng cho.
  • Đầu hẹp mắt lồi là gà nhát chưa đá đã muốn quay đầu bỏ chạy nên bạn không nên chọn giống gà này.
  • Đầu không vuông, không hẹp, mặt sâu nền nổi mặt tròn là gà có sức chịu đòn, lì đòn, có nhiều con còn ra đòn như tia chớp, vì thế giống gà này nên chọn nuôi.

Một số người có kinh nghiệm nuôi gà chọi 

lâu năm thường chọn đầu gà chọi để quan sát xem chúng có phải là chiến kê thực thụ hay không, vì thế bạn nên quan sát phần đầu gà trước khi ra quyết định có “về chung một nhà” với chúng không.

Chọn gà chọi qua mỏ gà

Mỏ gà rất quan trọng với gà chọi vì đó là vũ khí mỗi khi chấu đá, nếu gà có mỏ tốt mà cũng có những loại mỏ không nên nuôi. Chúng tôi sẽ đưa ra những loại mỏ xấu, mỏ đẹp để bạn có thể chọn lựa.

Mỏ gà chọi tốt

  • Mỏ ba lá, còn gọi là mỏ tam giác vừa mạnh lại khó gảy.
  • Mỏ sẻ: ngắn, chắc nên mổ mạnh
  • Mỏ vẹo: cắn mổ nhanh, gà này lại may mắn khi ra trường.

Mỏ xấu

  • Mỏ quắm: đầu mỏ vừa nhỏ vừa có thể quắp trông tướng dữ dằn nhưng khi lâm trận lại ưa gảy.
  • Mỏ cụt: trông to, khoẻ nhưng lại chậm chạp, khó ra đòn và cũng yếu thế hơn.

Chọn đuôi gà chọi thế nào là đúng?

Một trong những bí quyết chọn gà chọi chuẩn là bạn chọn đuôi gà, theo đo bạn nên chọn gà có bặp đuôi như đuôi tôm, xoè rộng, chót đuôi chỉa xuống đất mới tốt. Đuôi gà đóng vai trọng khi lâm trận, chính phần đuôi là giữ thế thăng bằng cho thế đừng của gà khi đấu đá. Trong trường hợp khi đá mà gảy lông đuôi thì chúng ta còn phải chắp đuôi khác vào để gà đứng thăng bằng, khỏi bị té ngửa ra sau. Vì thế, đuôi gà đóng một vai trò rất quan trọng cả về hình thức và phương pháp chiến đấu. Ngoài việc chọn gà có dạng đuôi tôm ra thì chúng ta còn phải chú ý đến hình thức của lông đuôi gà ra

  • Nguyệt cung: Gà lông đuôi có nhiều khúc trắng như mặt trăng lưỡi liềm, gà này có biệt tài đá hay, đá đòn độc, thắng độ nhiều hơn thua.
  • Bạch linh: Lông đuôi có một hay nhiều sợi trắng phau, không điểm một chỗ nào.
  • Lông đuôi dài: gà hay đá bồi.
  • Đuôi bắp chuối: như tàu dừa thắc bó, gà đá bền và nảy sinh đòn hiểm.

Bạn có thể nhìn vào các hình thức từ lông, chân và cựa gà để đưa ra các tiêu chí chọn thần kê một cách chuẩn nhất. Hi vọng những thông tin về gà chọi sẽ đem lại những thông tin hữu ích để bạn đưa ra quyết định về chú thần kê của mình hiệu quả.

 

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng