Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kỹ thuật nuôi gà đẻ siêu trứng

Khoa học kỹ thuật nhà nông nghiên cứu cho ra nhiều giống gà siêu trứng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về số lượng, thời gian thu hoạch, khả năng đề kháng… Tuy vậy, các kiến thức về kỹ thuật nuôi gà đẻ siêu trứng lại ít. Do đó bà con cần nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng nuôi gà đẻ siêu trứng ở trang trại của mình.

Cần phải hiểu rằng gà đẻ siêu trứng là giống gà có khả năng đẻ… nhiều trứng, và thời gian đẻ nhanh hơn gà thường. Sẽ không có số liệu chính thức vì còn tùy thuộc cách nuôi, điều kiện nuôi, nhưng quan sát sản lượng báo cáo cho thấy gà siêu trứng tại Việt Nam nuôi theo mô hình kinh tế trang trại có thể đạt hơn 220 trứng/con gà/năm.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng

Kỹ thuật nuôi gà đẻ siêu trứng

Nếu nuôi khoảng 3.000 con, một cơ sở hoạt động theo mô hình trang trại nuôi gà có thể thu hàng tỉ đồng, trừ chi phí tất cả được lợi nhuận khoảng 300 triệu/năm.

Đầu tư thiết bị nuôi gà đẻ siêu trứng

Một khi đã nuôi theo mô hình kinh tế trang trại, trang thiết bị chuyên dụng là điều tối cần thiết. Một mô hình trang trại nuôi gà siêu trứng thường phải đáp ứng các thiết bị cơ bản sau:

  • Trang thiết bị cơ sở: Bao gồm nguyên liệu, vật dụng làm nhà, mái che, chuồng gà…
  • Trang thiết bị ăn uống, lấy trứng: Gồm khay ăn, khay uống và khay đẻ trứng
  • Trang thiết bị công nghệ: Hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng, cân nặng kiểm tra trọng lượng gà, hệ thống làm phòng úm gà bảo đảm nhiệt độ cao lên tới 300 độ C…

Bên cạnh việc đầu tư thiết bị, bạn cũng nên đồng thời hỏi nhà cung cấp một số kinh nghiệm sử dụng máy móc cũng như kinh nghiệm áp dụng vào từng công việc cụ thể.

Nắm rõ cách nuôi gà đẻ siêu trứng

Đây là điểm quan trọng hàng đầu trong kinh doanh mô hình trang trại nuôi gà nói chung và gà siêu trứng nói riêng. Chỉ cần bỏ sót một vài chi tiết, hiệu quả sẽ không thể đạt như mong muốn.

Đi sâu vào vấn đề này bạn phải đọc qua các kỹ thuật chuyên ngành bên cạnh tích lũy kinh nghiệm bản thân. Hiện tại cách đơn giản nhất là lên mạng tổng hợp kinh nghiệm từ các bài viết, hoặc chia sẻ với người trong cuộc ở những diễn đàn nhà nông.

Sẽ rất nhiều chi tiết nhỏ bạn cần tìm hiểu, nhưng chung quy có thể phải chú ý vài điểm cơ bản trong mô hình trang trại nuôi gà này như sau:

- Chọn gà: Có thể chọn mua gà từ nhỏ, nuôi úm để ít tốn chi phí hơn một chút, mặc dù phải đối mặt khả năng gà chết sớm vì sức đề kháng của con non sẽ yếu. Cách thứ hai là mua gà phân phối. Nên chọn con trên 1kg, vì đây là thời điểm gà có sức đề kháng mạnh, tăng cân nhanh và cho trứng nhanh.

- Quy cách ăn uống: Cho gà uống nước phải chú ý quy tắc đặc biệt. Ngày đầu thả gà vào úm phải đảm bảo gà uống đủ lượng nước có hoà tan đường glucoza liều 10g/ít kèm vitamin C 1g/lít, sau đó mới cho gà ăn; Cho gà ăn đầy đủ, giai đoạn đẻ trứng cần chú ý tập trung rải thức ăn đều và mật độ dày hơn. Có thể dùng thức ăn đậm đặc hoặc tìm trên các web mua bán những loại thức ăn hỗn hợp bán ngoài thị trường.

- Những quy định về chăm sóc khác: Tùy vào giai đoạn phát triển của gà, bạn phải chú ý từ việc sưởi ấm, úm gà, chăm sóc gà đẻ, và cả việc cắt mỏ gà. Đây là những quy tắc có thể dễ dàng tìm kiếm chuyên biệt cho từng giai đoạn (chủ đề) trên mạng để nắm rõ hơn.

- Nguyên tắc vàng: Vào hết ra hết, mỗi lần thay là thay 1 đàn. Đó là cách để đảm bảo 100% rằng bạn không mất trắng cả đàn gà, vì dịch bệnh sẽ lan cực nhanh trong môi trường của mô hình trang trại nuôi gà. Hạn chế người vào thăm chuồng gà để tránh lây vi khuẩn từ bên ngoài.

Chú ý vệ sinh khi nuôi gà đẻ siêu trứng

Kinh doanh từ mô hình trang trại nuôi gà cần đặc biệt chú ý khâu vệ sinh, đặc biệt khi nuôi gà đẻ siêu trứng thì thời gian chu kỳ chăn nuôi chỉ từ 1-80 tuần tuổi.

Cũng như các trang trại khác, mô hình nuôi gà đẻ siêu trứng cần cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Ngoài ra, vì gà rất dễ mắc bệnh nên phải thường xuyên vệ sinh tiêu độc, xông sát trùng tất cả các thiết bị khi nhập gà.

Bạn nên hạn chế người và súc vật vào chuồng, tránh tác nhân trung gian truyền vi khuẩn, và đảm bảo quy tắc “cùng vào, cùng ra” đã nêu.

Với khâu vệ sinh ổ đẻ, sự ngăn nắp và thoáng mát cũng cần chú ý. Thông thường nên đặt vị trí ổ đẻ cách nền 40-50 cm, thường xuyên thay hoặc tiệt trùng các chất liệu lót nền ổ để bảo đảm trứng không ô nhiễm…

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng