Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt chuông

Thứ 6, 22/12/2023 | 09:32 GMT+7

Ớt chuông hay còn có tên gọi khác là ớt ngọt. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt chuông không quá phức tạp song đòi hỏi bà con phải tìm hiểu một cách chi tiết, chăm sóc đúng cách, đúng kỹ thuật đảm bảo cây trồng có được điều kiện phát triển tốt, lớn lên khỏe mạnh cho năng suất cao.

>> Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên đạt năng suất cao

ot

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt chuông.

Thời vụ

Vụ Đông - Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1 - 2, thường cho năng suất cao nhất.

Vụ Xuân - Hè gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu quả vào tháng 3 - 4, năng suất thấp hơn, dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.

Chọn giống

Ớt chuông được trồng có hai loại chính là cho trái đỏ khi chín hoặc vàng khi chín. Với hai nhóm chính được trồng là quả có vỏ xanh đậm khi xanh và khi chín chuyển sang đỏ, trong khi đó nhóm còn lại có vỏ xanh đậm khi xanh và khi chín chuyển sang vàng.

Hạt giống bạn có thể lấy trực tiếp từ quả ớt ngọt khi mua về. Hãy chọn những quả ớt chín đều, có nhiều hạt. Hoặc bạn cũng có thể mua hạt giống tại các cửa hàng nông sản uy tín. Nên chọn hạt giống, hoặc cây con có khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao giúp quá trình canh tác suôn sẻ, thuận lợi và cho năng suất cao.

Chuẩn bị đất trồng

Cây ớt chuông ưa trồng ở khu vực có đất đai màu mỡ, hoặc là đất cát pha thịt nhẹ với độ pH ở mức hơi axit là lý tưởng nhất. Chọn đất thích hợp giúp quá trình canh tác đạt hiệu quả cao, cũng đảm bảo đạt năng suất lý tưởng như yêu cầu.

Đất trồng có độ pH lý tưởng từ 5.5 – 7, cần tiến hành cày xới làm đất nhằm đảm bảo độ tơi xốp cần thiết. Bên cạnh đó, đất trồng ớt ngọt yêu cầu cần được bón phân lót, bón vôi và phơi ải thời gian từ 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng.

Việc làm sạch cỏ, xử lý mầm bệnh triệt để nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới mức tối đa có khả năng xuất hiện. Ngoài ra, chú ý tới hệ thống thoát nước cho đất trồng vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo giúp cây trồng có được điều kiện sinh trưởng tốt.

sau benh hai ot chuong

Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt chuông

Từng loại cây trồng tuân thủ mật độ riêng giúp tạo điều kiện lý tưởng nhất cho cây phát triển, lớn lên khỏe mạnh và cho năng suất cao. Trong đó mật độ tiêu chuẩn cần đảm bảo cho canh tác cây ớt ngọt chính là:

Mỗi luống trồng thành 2 hàng cây ớt ngọt khoảng cách giữa hàng cách hàng là 5cm, cây cách cây khoảng 50cm.

Mật độ tiêu chuẩn khi trồng ớt ngọt sẽ khoảng từ 2800 – 3000 cây/1000m2 là hợp lý.

Quá trình trồng ớt ngọt cần tiến hành qua nhiều công đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong đó các bước chính cần thực hiện chính là:

Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống đạt chuẩn, khả năng kháng bệnh tốt sau khi đã mua về chúng ta ngâm trong nước ấm 50 độ C trong khoảng từ 6 – 10 tiếng. Việc ngâm trước khi gieo giúp hạt giống dễ dàng nảy mầm hơn.

Trồng cây: Quá trình gieo hạt sau khi thực hiện được khoảng 30 – 35 ngày tuổi thì lúc này tiến hành trồng lên luống đã làm trước đó cần tiến hành. Đảm bảo cây trồng theo đúng mật độ tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật giúp cây con có khả năng phát triển tốt, lớn lên khỏe mạnh. Dùng bay xới nhẹ nhàng vào các lỗ đã đục sẵn sau đó đặt cây con vào bên trong, tưới nhẹ tại vị trí gốc sau khi đã lấp đất giúp gốc cây chặt hơn.

Tưới nước: Phải tưới nước đều đặn và thường xuyên nhằm giúp duy trì được độ ẩm thích hợp. Việc kiểm tra độ ẩm cho canh tác cây ớt ngọt cần tiến hành đều đặn hàng ngày. Độ ẩm khoảng 70 – 80% là hợp lý để đảm bảo rễ cây không bị ngập úng gây chết cây, hoặc khiến mầm bệnh có điều kiện phát triển, sinh sôi.

Nhiệt độ thích hợp: Nhiệt độ gieo trồng và phát triển thích hợp khoảng 15-30 độ C.

Tỉa nhánh: Nên tỉa bỏ bớt chồi nhánh ở phía dưới, chừa lại thân chính và các nhánh nằm bên trên (cách gốc 15-20 cm tùy cây), nhờ vậy giúp tăng tỉ lệ đậu trái, trái phát triển tốt, thu hoạch tập trung, năng suất cao.

Cắt tỉa lá già: Nên tỉa bớt các lá già, khô héo chỉ để lại lá non, xanh tươi để cây được phân nhánh tốt và phát triển mạnh.

Dọn cỏ: Chú ý làm sạch cỏ thường xuyên khoảng 1-2 lần một tuần, tùy thuộc vào lượng cỏ phát sinh.

Chế độ bón phân cho cây: Tùy vào độ dinh dưỡng của đất và thời gian sinh trưởng của cây mà tiến hành bón thêm phân bón cho phát triển tốt. Sau khi cấy cây được khoảng nửa tháng bạn tiến hành bón lót cho cây đợt đầu tiên bằng phân NPK hoặc phân chuồng ủ hoai mục.

Đợt thứ 2 tiến hành bón sau đó khoảng nửa tháng và đợt thứ 3 vào lúc sau đợt 2 khoảng 1 tháng. Khi cây ớt cho thu hoạch lần đầu tiên mỗi lần bón thêm phân và vun xới cho đất thật tơi xốp.

thoi vu de trong ot ngot

Phòng trừ sâu bệnh hại cho ớt chuông

Thường thì khi trồng ớt chuông không có quá nhiều bệnh hại xuất hiện. Tuy nhiên, việc phòng trừ cũng cần chú ý tuân thủ đầy đủ, có những lưu ý riêng cần tìm hiểu đầy đủ. Nó giúp chúng ta có thể chủ động trong việc trồng ớt ngọt cho năng suất cao.

Đảm bảo làm cỏ sạch sẽ giúp cây trồng có được độ thông thoáng ở không gian sống, phát triển. Đó là cách giúp giảm thiểu mầm bệnh xuất hiện.

Chú ý tới việc ngăn ngừa chuột có khả năng phá hoại cây trồng bằng cách thức thích hợp tùy thuộc vào tình hình thực tế của cây trồng.

Thực hiện phun thuốc định kì giúp phòng trừ nhiều loại bệnh có khả năng xuất hiện, lây nhiễm trên diện rộng.

Khi có bệnh hại xuất hiện cần nhanh chóng xử lý bằng cách loại bỏ cây bệnh nghiêm trọng, đồng thời cũng sử dụng loại thuốc trừ sâu chuyên dụng phù hợp.

Thu hoạch

Sau trồng khoảng 3 tháng cho thu hoạch quả lần đầu tiên, khi trái đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ màu xanh sang vàng hay đỏ được hơn hai phần trái thì có thể thu hoạch. Ớt cho thu hoạch liên tục 5-6 tháng. Khi hái quả nên hái cả cuống, chú ý không làm ảnh hưởng đến chùm hoa và các quả non./.

Chia sẻ

Trồng trọt

Trồng trọt


TOP VIEW