Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải không hạt

Thứ 4, 18/10/2023 | 11:38 GMT+7

Cây vải không hạt rất dễ trồng, nếu áp dụng đúng kỹ thuật và có quy trình chăm sóc hợp lý, bà con nông dân có thể sở hữu những vườn vải không hạt có năng suất vượt trội.

Cây vải không hạt rất dễ trồng, nếu áp dụng đúng kỹ thuật và có quy trình chăm sóc hợp lý, bà con nông dân có thể sở hữu những vườn vải không hạt có năng suất vượt trội.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng vải thiều cho năng suất cao

Thời vụ và môi trường trồng

Cây vải không hạt có thể trồng được quanh năm. Nhưng thích hợp nhất là trồng vào vụ Xuân từ tháng 2 – 4 dương lịch và vụ Thu từ tháng 8 – 10 dương lịch.

Môi trường trồng được coi là nhân tố tác động đến sự phát triển của cây vải. Nếu cây được trồng trong môi trường có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến cây sinh trưởng chậm, thậm chí cây có thể chết dần. Nhiệt độ phù hợp trồng cây vải không hạt nhất là vào khoảng từ 21 – 25 độ C.

Chọn giống

Giống vải không hạt được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết ghép nên cây con sẽ giữ được nguồn gen của chính cây mẹ cho năng suất cao.

Cây giống vải không hạt phải là cây giống sinh trưởng khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh hại. Sau khi ghép từ 7 – 8 tháng, cây có chiều cao từ 50 – 70 cm, đường kính thân từ 2 – 3 cm. Cây được bảo quản nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán nhẹ từ 10 – 15 ngày trước khi xuất vườn ươm.

Chuẩn bị đất trồng

Cây vải không hạt là loại cây không quá kén đất. Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất đỏ bazan… đất có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên để cây vải không hạt đạt năng suất cao cần chọn vùng trồng có đất tốt giàu dinh dưỡng và đất cần tơi xốp thoát nước tốt do cây vải không hạt không chịu được ngập úng.

Trước khi trồng cây 1 tháng bạn cần chuẩn bị hố trồng thật cẩn thận. Cần vun xới đất trồng cho sạch cỏ dại và rác. Tiếp đến phân chia từng hố ra theo khoảng cách đã định sẵn và đào hố với kích thước là 50x60x60cm.

Sau khi đào hố cần bón lót với lượng phân bón tính theo 1 hố: 30 – 50 kg phân chuồng + 0,7 – 1,0 kg supe lân + 0,5 kg vôi bột. Toàn bộ phân bón được trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy với 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ lên mặt hố cao hơn mặt hố từ 10 – 20 cm để quá trình tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật chống nứt vỏ quả vải thiều

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải không hạt

Sau 1 tháng khi lượng phân đã ngấm vào đất tạo nên một môi trường dinh dưỡng hoàn hảo. Lượng vôi bột cũng đã giúp đất được khử sạch mầm bệnh ta bắt đầu trồng cây con vào hố. Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilong, đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm.

Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).

Việc tưới nước để giữ độ ẩm cho vải là rất cần thiết, ẩm độ phải luôn bảo đảm từ 60 - 70%. Nếu thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn quá trình thụ phấn, quả đậu ít. Những tháng mùa Hè và mùa Thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa Đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc Đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa.

Trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa.

Bên cạnh đó, việc bón phân cũng phải theo thời kỳ phù hợp để kích thích cành lá phát triển và kích thích cây ra hoa sớm.

Thời kì bón thúc cho cây năm đầu tiên chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tháng. Lượng phân bón sẽ tùy vào dinh dưỡng của đất và tình trạng sức khỏe của cây mà bón cho phù hợp. Nếu bón quá nhiều cây có thể bị xót mà chết.

Lượng phân bón trung bình khoảng 0,5kg phân Đạm, 0,5kg phân Kali và 1kg phân Lân. Bón đều quanh gốc hoặc hòa với nước rồi tưới cho gốc cây.

Đến thời kì cho thu hoạch đều thì căn cứ vào sản lượng thu hoạch vải năm trước để đánh giá lượng dinh dưỡng cây đã lấy đi của đất bao nhiêu từ đó bón cho phù hợp. Thông thường mỗi năm bón lượng phân bón tăng thêm khoảng 10%.

Việc tỉa cành tạo tán cho cây là điều cần thiết trong kĩ thuật trồng. Chúng giúp cây định hình dáng và kích thích ra cành non để tạo quả nhiều hơn.

Thời kì sinh trưởng và phát triển cần chọn ra 2-3 cành chính để nuôi còn lại loại bỏ. Với mỗi cành chính chỉ để 2 cành nhánh cho phát triển gọi là cành cấp 1. Từ cành cấp 1 đó lại cắt ngọn để kích thích ra cành cấp 2. Cứ như thế tạo hình dáng cho cây giúp cây thông thoáng hơn.

>>> Xem thêm: Cách khắc phục bệnh thối hoa nhãn, vải

Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu đục thân cành: Khi phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng. Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 0,1%; Sumicidin 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

Bọ xít nâu: Vào mùa Đông rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt. Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ. Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2%.

Bệnh thán thư: Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy. Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%, Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1%.

Sâu đục đầu quả: Phòng trừ bằng cách quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu; Khống chế lộc đông; Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 - 20 ngày bằng Regent 0,05% để phòng trừ.

Rệp hại hoa, quả non: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như Trebon 0,2%; Sherpa 0,2% phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát.

Ngài chích hút: Diệp bằng cách xông khói xua đuổi. Bẫy ngài bằng lồng lưới. Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100 m2/1 bả).

Nhện lông nhung hại vải: Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện. Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.

Câu cấu hại vải: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.

Bệnh mốc sương: Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả, dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ.

Bệnh sém mép lá: Tiến hành cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh. Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72 0,2%.

>>> Tìm hiểu Kỹ thuật xử lý và chăm sóc vải thiều ra quả trên thân cây

Thu hoạch

Vải không hạt cho thu hoạch sau 3 năm trồng. Năm đầu tiên thường sẽ ra quả bói đến năm sau nữa sẽ cho ra quả nhiều và đều. Khi quả chín nên thu hái vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong quả, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

Nhẹ nhàng thu hái và bảo quản trong thùng xốp rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Vải không hạt tươi có thể được ăn sống hoặc chế biến làm mứt, sấy khô rất ngon.

 

Chia sẻ

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

198 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn

195 view | Thứ 3, 26/03/2024 | 09:15 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chay cho năng suất cao
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chay cho năng suất cao

196 view | Thứ 4, 20/03/2024 | 08:58 GMT+7

Giá Thanh long tăng gấp rưỡi
Giá Thanh long tăng gấp rưỡi

5 view | Thứ 7, 04/05/2024 | 10:47 GMT+7

Kiếm bộn tiền nhờ nuôi con 'chôn trong đất vẫn sống'
Kiếm bộn tiền nhờ nuôi con 'chôn trong đất vẫn sống'

153 view | Thứ 5, 02/05/2024 | 08:23 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

117 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

346 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Trồng trọt


TOP VIEW