Đại gia cu gáy - người đàn ông dân tộc Sán Dìu

Thứ 2, 04/04/2016 | 20:58 GMT+7

Ông Mâu Tiến Lĩnh (người dân tộc Sán Dìu) xã An Khánh, Đại Từ - Thái Nguyên đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi chim cu gáy. Đây là mô hình làm giàu từ nuôi chim cảnh đầu tiên thành công tại Việt Nam.

Hiện tại, đàn chim của ông Lĩnh đã lên đến hàng nghìn con, mỗi năm trừ chi phí ông thu về hàng trăm triệu đồng.
Xem thêm:
>> Chim cu gáy - kỹ thuật nuôi AZ

Làm giàu từ chim cảnh:

Vốn là người mê tiếng chim hót, năm 2011 ông Lĩnh thực hiện sở thích mua và nuôi chim cu gáy như một thú vui tao nhã. Sau những lần tham gia hội thi chim ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, ông nhận thấy chim cu gáy được rất nhiều người ưa chuộng vì chúng  là loài chim có tiếng hót hay được xếp vào loại tứ quý chim: yểng, mi, khuyên, có giá trị kinh tế vô cùng lớn, nên ông bắt tay nhân giống loài chim này.

Đại gia cu gáy - người đàn ông dân tộc Sán Dìu

Ban đầu do chưa có vốn, ông Lĩnh phải lặn lội tìm mua chim non của người thân trên mạn ngược. Theo thời gian, đàn chim gáy của ông ngày một nhiều, tiếng chim vang khắp làng xóm, nhiều khách chơi chim biết đến ông và tìm hỏi mua. Cá biệt có khách nhìn những con chim cu lông đẹp, chất giọng tốt còn trả giá hàng chục triệu đồng để được sở hữu.

Thấy chim cu gáy cho giá trị kinh tế cao, ông Lĩnh quyết định mở rộng diện tích và xây dựng trang trại nuôi chim trên quả đồi rộng 3.000m2 của gia đình.

Sau thời gian theo dõi, cặp bố mẹ cu gáy đã được ghép lồng.

Theo ông Lĩnh: “Chuồng để nuôi chim được làm khá đơn giản, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi. Bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ hoặc chất xơ từ cây cối để làm chỗ cho chim mẹ đẻ”.

Ông Lĩnh cho biết thêm, khó nhất là lúc ghép đôi vì cu gáy là giống kén bạn tình. Để ghép đôi cho chúng, phải đặt chuồng chim mái và trống cạnh nhau khoảng một tuần cho chúng làm quen, sau đó mới ghép lồng, quan sát xem có hòa hợp không.

Khi chim mẹ đẻ, tuyệt đối không được sờ tay vào trứng mà để chúng tự ấp, tự nở. Mỗi năm, một cặp chim cu bố mẹ thường đẻ 8 đến 9 lứa, mỗi lần cho ra 1 đến 2 quả trứng, 10 ngày sau khi trứng nở chim mẹ sẽ tiếp tục đẻ lứa khác.

Chăm sóc chim cu cũng không hề đơn giản. Thức ăn cho chim bao gồm ngô, thóc, vừng... Mùa nóng, phải thêm nước điện giải, cứ 2 ngày cho chim tắm 1 lần để bộ lông được đẹp mượt mà, mùa đông cần cho chim uống thêm nước muối.

Kiếm hàng trăm triệu từ cu gáy:

Hiện nay gia đình ông Lĩnh có khoảng 300 đôi chim bố mẹ chuyên sinh sản. Trong đó có khoảng 75% tự đẻ và ấp, còn lại khoảng 25% việc ấp trứng phải nhờ giống chim cu gáy của Nhật. Mỗi con chim cu gáy ta sau khi nở từ 15 - 20 ngày biết mổ có giá bán từ 250.000 đồng trở lên, chim trưởng thành có giá khoảng 700.000 – 800.000 đồng/con.

Với 300 cặp chim bố mẹ, gia đình ông Lĩnh thu lãi khoảng hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, ông còn có thêm thu nhập từ những con chim đẹp, hót hay, thậm chí có con ông bán với giá trên 20 triệu đồng, chưa kể một năm ông cho xuất khoảng 1.000 con chim non cho các cơ sở và những ai có có nhu cầu.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người thấy mô hình nuôi chim cu gáy của ông Lĩnh cho hiệu quả kinh tế cao đã tìm đến mua con giống, học hỏi kinh nghiệm. Giờ đây, ông đã trở thành nhà cung cấp chim giống cho nhiều người sành chơi chim cảnh ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh…

Ông Phạm Văn Cường Chủ tịch Hội Nông dân xã An Khánh cho biết: “Anh Mâu Tiến Lĩnh xóm Làng Ngò là hộ gia đình có trang trại nuôi chim cu gáy tự nhiên đầu tiên của xã đem lại thu nhập cao ổn định. Có thể thấy đây là một hướng đi mới, rất có tiềm năng để phát triển”

Tổng hợp

Chia sẻ

Nông dân làm giàu

Nông dân làm giàu


TOP VIEW