Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Tìm hiểu hội chứng lỏng vỏ trên tôm sú

Hội chứng lỏng vỏ LSS trên tôm sú cũng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng, trọng lượng cơ thể và tỷ lệ sống của tôm, dẫn đến giảm sản lượng sinh khối tại các trang trại bị ảnh hưởng. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

LSS là một bệnh tiến triển chậm trên tôm sú nuôi tại Ấn Độ, được đặc trưng bởi một bụng xốp mềm do teo cơ. Bộ vỏ ngoài tạo thành một lớp bao phủ cơ bụng lỏng lẻo, với một khoảng trống ở giữa vỏ và cơ thịt(Alavandi et al. 2007). Kết quả tôm nhiễm bệnh có hiệu quả chuyển đổi thức ăn giảm đáng kể, dẫn đến chất lượng thịt kém, và ao bị ảnh hưởng bị chết liên tục ở mức độ thấp. Ngoài ra hội chứng lỏng vỏ LSS trên tôm sú cũng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng, trọng lượng cơ thể và tỷ lệ sống của tôm, dẫn đến giảm sản lượng sinh khối tại các trang trại bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân

Trong báo cáo của S.V. Alavandi và cộng sự 2008 thực hiện các nghiên cứu mô học cho thấy không có bằng chứng về tác nhân gây bệnh do nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng liên quan đến LSS. Tuy nhiên nghiên cứu của Sheikh Aftab Uddin và cộng sự 2015 thực hiện ở Bangladesh cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh LSS trong tôm sú có thể liên quan đến nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio, chất lượng đất và nước kém, cũng như quản lý ao kém. Tuy nhiên không có thông tin nào xác định tác nhân chính gây bệnh LSS trên tôm sú.

Triệu chứng

Tôm bị hội chứng lỏng vỏ sẽ giảm ăn và có bụng xốp yếu do chứng loạn dưỡng cơ (Hình 1a), bộ vỏ ngoài lỏng lẻo. Giữa cơ và vỏ của những con tôm này có một khoảng cách, và đôi khi cho thấy sự đổi màu hồng nhạt của mảnh nắp mang, các chân bơi, và phần dưới của bụng. Trong giai đoạn cấp tính, gan tụy bị co lại (Hình 1b). Với sự xuất hiện của các ký sinh trùng Zoothamnium, Vorticella, và Epistylis. Tôm tăng trưởng kém do suy giảm khả năng lột xác.

>>> Xem thêm: Phòng trị bệnh đầu vàng trên tôm sú

Tìm hiểu hội chứng lỏng vỏ trên tôm sú

Hình 1. Tôm sú Penaeus monodon. Tôm bị nhiễm hội chứng lỏng vỏ LSS có dấu hiệu (a) cơ bụng yếu và (b) gan tụy bị thu hẹp và teo lại (mũi tên), được hiển thị cùng với một con tôm khỏe mạnh với gan tụy bình thường.

Mô bệnh học

Tìm hiểu hội chứng lỏng vỏ trên tôm sú

So với tôm khỏe mạnh (Hình 2a), sự teo lại đã được quan sát thấy trong gan tụy tôm bị bệnh LSS. Không gian hình ống và xoang được mở rộng, biểu hiện phù nề (Hình 2b). Các ống gan tụy xuất hiện viêm với sự thâm nhiễm tế bào hồng cầu và có hàm lượng lipid thấp (Hình 2c). Trong một số mẫu không gian liên ống khá rộng (Hình 2). Trong một vài trường hợp, các tế bào biểu mô gan tụy cho thấy sự hiện diện của sự phìn to và kết đặc nhân (Hình 2e).

Tìm hiểu hội chứng lỏng vỏ trên tôm sú

Ở tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ống gan tụy bị hoại tử nặng với các tế bào biểu mô bị bong tróc (Hình 3a). Trong một số ống, toàn bộ biểu mô hình ống bị bong tróc (Hình 3b). 

Tìm hiểu hội chứng lỏng vỏ trên tôm sú

Không gian giữa cơ và lớp vỏ ngoài tôm bệnh (4b) rộng rõ rệt hơn so với tôm khỏe mạnh (Hình 4a). Kích thước của cơ lưng và cơ bụng bị giảm đáng kể. Có sự xâm nhập tế bào màu cho thấy sự khởi đầu của hoại tử sợi cơ (Hình 4c, d).

Phân bố

Hội chứng lỏng vỏ - Loose shell syndrome (LSS) đã được báo cáo trên tôm sú Penaeus monodon nuôi từ năm 1998 ở Ấn Độ, và kể từ đó, các báo cáo về tỷ lệ mắc bệnh tăng dần qua từng năm.

LSS đã phổ biến trên các tiểu bang bờ biển phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ, tức là. Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Orissa và Tây Bengal. Trong giai đoạn 1998 đến 1999, tỷ lệ LSS đã được báo cáo trong khoảng 23 và 14% các trang trại nuôi tôm xung quanh cửa sông Vellar ở Tamil Nadu trong mùa hè và mùa đông (Mayavu et al. 2003).

Phòng trị

Trong nghiên cứu của N. Jayabalan và cộng sự 2015 khuyến nghị nên cung cấp thức ăn công thức có chứa chất dinh dưỡng với chất lượng nước tốt hơn cũng sẽ giải quyết vấn đề hội chứng vỏ mềm mãn tính ở tôm.

Tuy nhiên đến nay chưa có báo cáo nào chính thức công bố nguyên nhân phòng bệnh mềm vỏ trên tôm do đó biện pháp phòng bệnh chung cần thực hiện như đảm bảo chất lượng nước tốt, thường xuyên bổ sung khoáng, và đảm bảo dinh dưỡng cho tôm nuôi, bổ sung men vi sinh để duy trì chất lượng nước cho ao nuôi tôm

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng