Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Ứng dụng dùng chế phẩm sinh học BioWiSH thay kháng sinh

Theo Cục Chăn nuôi, việc ứng dụng chế phẩm sinh học nhằm thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi là xu hướng trong tương lai nhằm nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Loại bỏ kháng sinh liều thấp để kích thích sinh trưởng

Theo ông Nguyễn Xuân Dương – Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT): Ngành chăn nuôi của Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do giá cả một số sản phẩm chăn nuôi chính xuống thấp. Tuy nhiên, thị trường chưa phải là trở ngại lớn nhất và chúng ta có thể điều tiết tiết được.

Thách thức lớn nhất mà ngành chăn nuôi phải vượt qua là chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ khi đạt được hai tiêu chí trên, sản phẩm của chúng ta mới chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Việt Nam đang nằm trong vùng trũng trong vùng trũng về sử dụng kháng sinh điều trị cho người và vật nuôi. Việc làm dụng kháng sinh ở tất cả các giác độ khác nhau: chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến, phòng dịch bệnh...

Làm sao người dân không dùng kháng sinh mà vẫn chăn nuôi hiệu quả? Đó là bài toán đặt ra cho các nhà khoa học. Để đi tìm lời giải, Cục Chăn nuôi phối hợp với Công ty TNHH ENZYMA tổ chức hội thảo An toàn thực phẩm và giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi (diễn ra ngày 21/4 tại Hà Nội).

Ông Chu Đình Khu – Trưởng phòng Quản lý thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi) cho biết: Nghị định 39 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có hiệu lực từ ngày 20/5 đã quy định một nội dung rất quan trọng, đó là đến ngày 31/12/2017, Việt Nam sẽ chấm dứt sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh trưởng.

Việc lạm dụng kháng sinh liều lượng thấp để kích thích sinh trưởng cho vật nuôi đã dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trong động vật, đồng thời lượng kháng sinh tồn dư, được thải ra môi trường sẽ làm biến đổi hệ vi sinh vật, điều này là rất nguy hiểm.

Giải pháp hữu hiệu nhất để thay thế kháng sinh liều thấp trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng là sử dụng chế phẩm có nguồn gốc sinh học. 

Xu hướng của thế giới

Trên thế giới, Thụy Điển là nước đầu tiên cấm sử dụng một số kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi năm 1986. Các nước EU cấm tất cả các kháng sinh kích thích tăng trưởng trong năm 2006. Nhiều quốc gia khác như Mỹ, Thái Lan… ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2017.

Tại hội thảo, các diễn giả là chuyên gia chăn nuôi đến từ Hoa Kỳ đã chia sẻ về giải pháp Giải pháp sinh học thay thế kháng sinh trong sản xuất thức ăn gia súc và tại trang trại chăn nuôi.

Chế phẩm sinh học được tập trung giới thiệu là sử dụng men vi sinh BiOWiSH™ vào thức ăn chăn nuôi nhằm thay thế việc sử dụng các kháng sinh ở liều thấp để thúc đẩy tăng trưởng; giảm chi phí và tránh tồn dư kháng sinh không mong muốn trong sản phẩm động vật.

Các loại men BioWiSHTM được sản xuất bởi Công ty BiOWiSH Technologies (chuyên sản xuất và phát triển các chế phẩm sinh học tiên tiến nhằm đáp ứng các nhu cầu trong Nông nghiệp và Quản lí môi trường), có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Tất cả các sản phẩm All BiOWiSH™ được sản xuất bằng công nghệ lên men men độc quyền, tạo ra một quần thể vi sinh bền vững và các chất xúc tác mạnh mẽ.

Theo TS. Josh Ison, chuyên gia cao cấp về chăn nuôi (đến từ Hoa Kỳ): Một số sản phẩm chính của BiOWiSH cho lĩnh vực chăn nuôi là: BiOWiSH™ MultiBio 3PS: sử dụng trực tiếp tại Trang trại qua đường nước uống và thức ăn; BiOWiSH™ MultiBio 3P: sử dụng để phối trộn vào thức ăn tại Nhà máy sản xuất thức ăn; BiOWiSH™ Manure & Odor: sử dụng để xử lý mùi hôi chuồng trại và chất thải chăn nuôi.

Các sản phẩm BiOWiSH™ MultiBio tác động tích cực đến việc chuyển hóa thức ăn của động vật bằng việc bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của vật nuôi, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng thức ăn, nâng cao sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng với bệnh (tiêu chảy, bệnh hô hấp, cầu trùng). Vật nuôi tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian chăn nuôi, giảm chi phí thuốc thú y; giảm mùi hôi sinh ra từ chất thải chăn nuôi (giảm NH3, H2S, mê tan).

Còn theo ông Bill Diederich – Phó Chủ tịch Cao cấp, Hãng công nghệ sinh học BiOWiSH Technologies Inc (Hoa Kỳ): Nghiên cứu của trường Đại học Texas A&M (năm 2015) cho thấy: Bổ sung BiOWiSH™ MultiBio 3P vào thức ăn dạng viên giúp gà cải thiện mức tăng trọng và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn so với nghiệm thức đối chứng. BiOWiSH™ MultiBio 3P giúp tăng 2,3 % trọng lượng và 3.9% FCR sau 42 ngày nuôi so với nghiệm thức viên đối chứng.

Mô hình nuôi lợn
Mô hình kiểm nghiệm hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học BioWiSHTM trong thức ăn chăn nuôi của Viện Chăn nuôi cho kết quả tốt

Còn theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Thái Lan (trên đàn heo trong thời gian 60 ngày), cho thấy: Bổ sung BiOWiSH TM vào trong thức ăn chăn nuôi giúp cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn ở mức 9.2%; heo tăng tăng trọng lượng trung bình ở mức 15.3 %; tỷ lệ chết của đàn heo được cải thiện. Đồng thời cải thiện chất lượng thịt lợn, ví dụ giảm 8.9% chất béo. 

Tăng hiệu quả kinh tế

Còn ở Việt Nam, Viện Chăn nuôi đã tiến hành một đề tài nghiên cứu công phu, nhằm đánh giá việc sử dụng chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio 3PS trong chăn nuôi lợn và gà trong điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm trên đàn heo cho thấy, khả năng sinh trưởng tăng 7.2%; tỷ lệ chuyển hóa thức ăn tăng 5.8 %; giảm đáng kể tỷ lệ tiêu chảy trong giai đoạn đầu ở mức 41.7%; giảm nồng độ NH3, H2S và khí mê tan trong phân.

Còn với trên đàn gà, khi sử dụng BiOWiSHTM MultiBio 3PS bổ sung vào thức ăn, tổng khối lượng đàn gà cuối kỳ tăng khoảng 6%, tỷ lệ tiêu chảy của gà từ 1 – 70 ngày tuổi giảm khoảng 51%; thu nhập tăng 11,6% so với mô hình đối chứng (không sử dụng BiOWiSH).

Tại trang trại lợn (heo) Hoàng Long (Việt Nam), heo được nuôi với BiOWiSH™ MultiBio 3PS sinh trưởng nhanh hơn 12% và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tăng 5.2%; sử dụng lượng kháng sinh giảm 66%; lợi nhuận trên đầu heo tăng 20% (so với đàn lợn trong thí nghiệm đối chứng).

Tại Tập đoàn DABACO đã sử dụng BiOWiSH™ MultiBio 3P thử nghiệm tại Nhà máy sản xuất thức ăn của Dabaco và thử nghiệm đánh giá tại Trại Gà và Trại Heo – Lạc Vệ, tỉnh Bắc Ninh cho các chỉ số rất tốt.

Cụ thể, sau khoảng 2 tuần ứng dụng bổ sung vào thức ăn chuồng nuôi gà đẻ (40 tuần tuổi), tiến hành quan trắc các thông số môi trường không khí thì thấy tỷ lệ mùi giảm đáng kể. khí H2S giảm từ 5,355 mg/m3 xuống còn 3,72mg/m3 (giảm 30,5%); khí NH3 giảm từ 7,545 mg/m3 xuống còn 5,315 mg/m3 (giảm 29,6%). Tỷ lệ gà đẻ cao, thậm chí có thời điểm vượt cả đường tiêu chuẩn (đỉnh điểm là tuần thứ 45 tỷ lệ đẻ đạt 95%).

Đồng thời, việc ứng dụng chế phẩm BiOWiSHTM MultiBio 3PS đưa vào hệ thống tiêu hoá của gà con ngay từ những ngày đầu nhập gà về đã cho kết quả tích cực, tỷ lệ chết rất thấp (sau 53 ngày nuôi tỷ lệ chết chỉ chiếm 0,03%).

Tại các thí nghiệm khác trên các chuồng nuôi lợn (thực hiện tại Trại lợn của Cty TNHH MTV Lợn giống Lạc Thuỷ - thuộc Tập đoàn DABACO) tại Tiên Du, Bắc Ninh, kết quả cho thấy việc sử dụng chế phẩm BiOWiSH 3P vào quá trình ép viên thức ăn và sử dụng chế phẩm BioWiSH 3PS vào hệ thống nước của đàn lợn, mùi hôi của chuồng trại đã giảm rõ rệt.

Như vậy, khi sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH™ bổ sung vào thức ăn chăn nuôi sẽ góp phần giải quyết được rất nhiều vấn đề bức thiết nhất của ngành chăn nuôi đó là: giảm chi phí (thức ăn, thuốc thú y); giảm rủi ro (giảm tỷ lệ chết của vật nuôi); nâng cao chất lượng sản phẩm động vật; loại bỏ tồn dư kháng sinh trong sản phẩm (thịt, trứng, sữa); tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.

Nguon: Vietgap.com

 

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng