Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Hướng dẫn cách trồng cây đậu bắp tại nhà

Ở Việt Nam, cây đậu bắp được trồng trong khắp cả nước từ vùng đồng bằng cho đến vùng núi để lấy quả làm rau và thậm chí là dùng để chế biến thành thuốc để trị nhiều loại bệnh, trong đó chú ý nhất là bệnh tiểu đường. Cách trồng cây đậu bắp tại nhà trong bài viết này sẽ giúp bạn có được vườn bắp trĩu quả, vừa có thể làm món ăn, vừa có thể dùng để làm thuốc với chất lượng dinh dưỡng cao.

Bước 1: Làm đất

Nên chọn đất cát pha để thoát nước tốt, lưu ý tùy thuộc vào mùa vụ trồng mà xử lý đất theo các phương pháp khác nhau. Nếu trồng vào mùa mưa, bạn cần lên luống vừa rộng, vừa cao và dốc để dễ thoát nước. Ngược lại, nếu trồng vào mùa nắng, bạn cần làm đất kỹ theo hàng và gieo vào các hốc.

 Bón lót: Cho phân (nên sử dụng các loại phân bón vô cơ trong danh mục cho phép) để vào rãnh, lấp đất phủ lên rồi gieo hạt vào.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lạc tiên

Hướng dẫn cách trồng cây đậu bắp tại nhà

Bước 2: Chọn hạt giống đạt chuẩn

Đậu bắp có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành nhưng khi bạn mới trồng cây đậu bắp tại nhà lần đầu thì có thể lấy hạt từ những quả đã già hoặc mua hạt giống về và gieo hạt cho nảy mầm. Để có những cây đậu bắp sai quả, ban đầu bạn nên chọn những hạt giống có chất lượng tốt nhất bằng cách đem phơi cho thật khô sau đó tách ra bạn sẽ thấy hạt đậu bắp bên trong. Chọn những hạt sáng bóng to tròn để đem gieo sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao.

Bước 3: Gieo hạt

Trước khi gieo hạt bạn nên ngâm số hạt đó vào trong nước ấm theo công thức 2 sôi – 3 lạnh để chúng ngấm no nước và ủ trong khăn ẩm khoảng nửa ngày cho hạt nứt nanh thì mới đem gieo. Lưu ý: Đậy trên bề mặt chậu sau khi gieo hạt vào đất. Khi hạt đã nhú mầm ra khỏi mặt đất thì mở tấm đậy ra.

Kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt, nếu để đất khô hay quá ẩm hạt sẽ nảy mầm kém.

Sau 2-3 ngày hạt sẽ nảy mầm. Khi cây con được 7-10 ngày tuổi, lúc này sẽ đạt chiều cao khoảng 5 đến 10cm. Trong mỗi chậu bạn chọn từ 1-2 cây để giữ lại trồng và nhổ bớt cây còi cọc thiếu sức sống.

Bước 4: Chuyển nhà cho cây

Khi cây đạt chiều cao khoảng 20cm trở lên, bạn đã có thể trồng cây đậu bắp tại nhà bằng cách chuyển cây ra vườn.

Lưu ý khi di chuyển cây đậu bắp sang ngôi nhà mới, nên bón lót một ít phân vô cơ bên dưới trước khi trồng cây xuống đất. Sau khi trồng, tưới nước đẫm cho cây mau bén rễ. Duy trì độ ẩm hàng ngày bằng việc dùng bình tưới buổi sáng và buổi chiều. Vài ngày là cây sẽ xanh tốt trở lại.

Sau khoảng 1 tuần, cây đậu bắp đã lên cao, lúc này bạn nên bón thêm phân cho cây. Cứ 15 ngày bón 1 lần cho đến khi cây ra hoa đậu quả thì dừng.

Khi còn non lá có màu xanh nhạt, càng ngày lá sẽ càng đậm dần. Khi thấy cây ra quá nhiều lá và cành rậm rạp, bạn nên tỉa bớt cành nhánh sẽ giúp giàn được thông thoáng và thuận lợi cho cây đơm hoa kết trái tốt hơn. Chỉ vài ngày nữa dấu hiệu ra hoa sẽ bắt đầu.

Hoa của cây đậu bắp được hình thành từ nách lá, mọc thành từng chùm màu trắng hoặc xanh trông rất đẹp mắt.

Sau vài ngày hoa nở, những quả non đầu tiên sẽ mọc.

Dần dần những quả đậu bắp non lớn lên và đạt kích thước trưởng thành từ 10 đến 15cm, màu cũng đậm dần lên.

Bước 5: Thu hoạch thành quả

Không phải đợi quá lâu để cho thu hoạch, chỉ khoảng 1 tuần kể từ khi xuất hiện quả non, đậu bắp đã mọc sai chi chít trên cây. Đậu bắp khi thu hoạch có chiều dài khoảng 15-20cm.

Vậy là giờ đây gia đình bạn đã có một giàn đậu bắp sai trĩu quả có thể tự cung cấp rau sạch cho bữa ăn hàng ngày.

Sau 50-60 ngày từ khi trồng đậu bắp có thể bắt đầu thu trái, thu thành nhiều lứa. Sau khi thu cần  tiêu thụ ngay trong  thời gian 1-2 ngày, nếu để lâu trái bị già

Trừ sâu bệnh:

Khi trồng cây đậu bắp tại nhà bạn cần lưu ý những sâu bệnh hại sau:

– Với sâu đục quả: Phun thuốc Sherpa 20EC hay Cyperan 25EC.

– Rầy mềm: Sử dụng thuốc Bassa, Trebon,

– Bệnh thán thư: Dùng thuốc Score 250EC hay Antracol.

– Bệnh rỉ sắt: Phòng trừ bằng thuốc Anvil 5SC hoặc Score 250EC.

Khi sử dụng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn, đảm bảo thời gian cách ly tránh dư lượng thuốc trên sản phẩm.

Những lợi ích khi trồng cây đậu bắp:

– Theo Đông y:

Kinh nghiệm dùng đậu bắp trị bệnh đã có từ xưa, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan…

Người Thái Lan dùng trái đậu bắp khô nấu nước uống để trị viêm loét đường tiêu hóa.

Người Malaysia và Ấn Độ dùng trái hay toàn cây sắc uống để giảm đau trong bệnh lậu và chứng khó đi tiểu.

Song song với những công dụng trên, đến nay, chưa thấy có tài liệu nào đề cập đến tác dụng phụ của đậu bắp. Thực tế cho thấy, nếu dùng đậu bắp quá nhiều sẽ đi tiêu nhiều lần trong ngày mà phân vẫn bình thường, không hại.

– Theo Tây y:

  • Các nhiên cứu ở nước ngoài:

-Đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng như: hợp chất polyphenol, chất chống ôxy hoá, các sinh tố C, A, B1, B2, B6, khoáng chất kẽm, sắt, canxi và nhiều chất xơ, chất nhầy. Hạt đậu bắp cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tốt.

-Theo dược điển Tây y từ năm 1898 đã cho biết quả đậu bắp có tác dụng lợi tiểu.

-Chất nhớt trong quả đậu bắp có tác dụng tốt đối với việc tiêu hóa, bổ dạ dày và đường ruột, vì vậy những người bị bệnh dạ dày nên ăn đậu bắp.

-Đậu bắp là một thực phẩm sức khỏe phổ biến do cao chất xơ , vitamin C và folate. Đậu bắp có chất chống oxy hóa cao . Đậu bắp cũng là một nguồn tốt để cung cấp canxi và kali.

-Hàm lượng kẽm và selen trong đậu bắp phong phú giúp chống lại bệnh ung thư.

  • Các nghiên cứu ở Việt Nam

Gần đây, những thí nghiệm tại Khoa Y học cổ truyền, Đại Học Y dược TP.HCM đã cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Các nhà khoa học đã xác định liều từ 10g đến 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút. Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị. Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.

Thạc sĩ- bác sĩ Lê Hoàng Sơn, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trong đậu bắp có chứa nhiều pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Nếu trái còn tươi thì chứa các vitamin A, B1, B2, C và niacin. Hạt của trái chứa chất béo palmitin và stearin. Vì vậy, toàn bộ trái đậu bắp chứa chất xơ và chất nhầy nên có tác dụng làm dịu, giúp dễ đi tiêu (có ích cho người loét tiêu hóa) và lợi tiểu (có ích cho người tăng huyết áp).

Riêng hạt đậu bắp còn có tác dụng trợ tim, chống co thắt. Vì vậy, đậu bắp làm giảm đau đường tiểu trong trường hợp nhiễm trùng tiểu hay sỏi niệu. Ngoài ra, toàn bộ trái đậu bắp còn có ích cho người viêm loét dạ dày tá tràng.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng