Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Những loại bệnh hại thường gặp khi trồng hoa cẩm chướng

Những bệnh hại hoa cẩm chướng mà các chủ vườn thường gặp. Bạn cần cẩn thận theo giỏi triệu chứng bệnh hại cho vườn hoa cẩm chướng của mình nhé:

Bệnh khô héo

Bệnh khô héo thường gây hại nặng trên cây cẩm chướng, tỷ lệ bị bệnh trên 10%.

Triệu chứng

Nấm bệnh xâm nhiễm vào vết thương cổ rễ hoặc bộ rễ, bộ phận bị bệnh biến thành thối khô màu vàng nâu hoặc màu nâu, rồi lan rộng lên trên, cổ rễ thắt lại, lá phía trên thân cây mất đi màu sáng, mềm dần, lá khô héo rủ xuống. Khi trời ẩm, cổ rễ xuất hiện bột trắng, đó là cơ quan sinh sản của nấm.

>>> Xem thêm: Nhân giống hoa phong lan bằng cách chiết tách cành lan

Những loại bệnh hại thường gặp khi trồng hoa cẩm chướng

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh khô héo cây cẩm chướng do nấm lưỡi liềm (Fusarium dianthi Prill. et Del.) thuộc lớp bào tử sợi, bộ bào tử sợi. Bào tử hình lưỡi liềm, không màu có vách ngăn. Loại bào tử nhỏ hình bầu dục, đơn bào không màu, kích thước 5 – 9 x 2 – 4µm; bào tử vách dày hình cầu đường kính 6 – 11µm.

Bệnh phát sinh vào các tháng 4 – 6, nấm bệnh sống hoại sinh trong đất, khi gặp điều kiện thích hợp chúng sản sinh bào tử, lây lan nhờ gió, thương xâm nhập qua vết thương. Thời tiết mưa phùn bệnh càng nặng.

Phương pháp phòng trừ

– Không nên hái hạt trong mùa bị bệnh, kịp thời thay đổi chậu trồng.

– Nhổ bớt những cây bị bệnh nặng, cắt bỏ các cành bệnh, thaỵ đổi chậu nuôi trồng.

– Phun thuốc tím 0,5% hoặc Sunfat sắt hoặc Dixon 0,2%.

Bệnh đốm than

Bệnh đốm than phân bố nhiều ở các vườn hoa cẩm chướng, tỷ lệ cây bệnh đến trên 50%.

Triệu chứng

Bệnh xâm nhiễm vào ngọn lá, lúc đầu là các đốm màu vàng khô, dần dần lan rộng ra. Trên đốm xuất hiện câc chấm đen, đó là đĩa bào tử nấm.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm than lá cẩm chướng do nấm đĩa gai (Colletotrichum sp.) thuộc lớp nấm bào tử xoang, bộ đĩa đen gây ra. Đĩa bào tử vùi trong biểu bì lá, đường kính 75 – 154µm, lông cứng mọc rải rác trên đĩa bào tử, màu nâu hạt dẻ, kích thước 21 – 72 x 3 – 6µm; bào tử hình ống, đơn bào không màu, kích thước 12 – 18 x 3,6 – 4,3µm. Mùa thu thường gặp bệnh này, nhiệt độ cao, thời tiết khô hạn bệnh hại càng nặng.

Phương pháp phòng trừ

– Tăng cường chăm sóc quản lý, bón phân, tưới nước, xúc tiến sinh trưởng cây.

– Cuối mùa sinh trưởng tăng cưỡng thu hái và đốt lá bệnh.

– Trong mùa phát bệnh phun thuốc Boocđô 0,5% hoặc Topsin 0,1% hoặc Amobam 0,1%.

Bệnh khô lá

Bệnh khô lá phát sinh trên lá cẩm chướng, phân bố rộng rãi trên vườn hoa và vườn ươm cây con.

Triệu chứng

Lá bị bệnh lúc đầu ngọn lá khô vàng, rồi lan rộng dần đến 1/3 – 2/3 lá. Trên đốm xuất hiện các chấm đen, đó là vỏ bào tử.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh khô lá do nấm vỏ bào tử (Phyllosticta sp.) gây ra. Vỏ bào tử hình cầu, màu nâu nhạt, đường kính 22 – 60µm. Bào tử đơn bào không màu hình bầu dục kích thước 4,5 – 9 x 2,2 – 3,6µm.

Phương  pháp phòng trừ

– Kịp thời thu hái và đốt lá bệnh.

– Phun thuốc Daconil 0,1%.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng