Phòng trừ các loại bệnh hại cây cà phê

Thứ 2, 24/06/2019 | 15:57 GMT+7

Khi trồng cà phê trên diện tích rộng, cây cà phê thường mắc một số bệnh phổ biến sau đây:

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê

Vườn cây cà phê 3 năm có hiện tượng vàng lá nhìn giống như cây bị úng nước cuối cùng là chuyển màu trắng bạc bệnh đã lây lan trên 80% vườn hỏi đây là bệnh gì và cách điều trị.

>>> Xem thêm: Ngành cà phê lao đao vì biến đổi khí hậu

Phòng trừ các loại bệnh hại cây cà phê

Bệnh vàng lá thường có rất nhiều nguyên nhân do ẩm độ quá cao, quá khô, thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng đều gây hiện tượng vàng lá. Tuy nhiên thời điểm hiện tại là tháng 7 mùa mưa nên rất có thể đây là hiện tượng vàng lá do thối rễ.

Nghĩa là có một tập đoàn nám nghi là fusanium đã tấn công gây ra hiện tượng vàng lá, thối rễ trên cây cà phê. Việc phòng trừ bệnh này rất khó do đây là loại nấm lây lan trong đất, nước mưa, nước tưới hoặc quá trình chăm sóc.

Để phòng trừ bệnh này ta dùng phân chuồng hoai mục + phân lân + trichiderma trộn chung rồi bón cho cây cà phê. Phân chuồng hoai mục để bổ sung dinh dương, phân lân có tác dụng kích rễ, trichoderma giúp ức chế nấm sinh trưởng.

Trong trường hợp vườn cà phê bị nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc hoá học gồm các thành phần: difenoconazoll, hexaconazole, propiconazole, tebuconazole hoặc hỗn hợp của các thành phần này sẽ hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ.

Bệnh rệp sáp

Là một bệnh nguy hiểm trên cây cà phê rất khó để phòng trừ có thể làm giảm năng suất cà phê từ 40 – 60%. Rệp sáp thường tấn công các vườn cà phê có kiến thiết cơ bản hơn các vườn trong thời kỳ kinh doanh.

Rệp con mới nở có màu hồng chưa có sáp bên mình chân khá phát triển thường sống tập trung gây hại ở nhiều bộ phận như chồi non, cuống hoa, chùm quả, gốc cây.. để hút nhựa. Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa quả cây cà phê làm cây kém phát triển, trường hợp nặng làm rụng, khô héo thậm chí khô cành chết cây.

Khi rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp mụi đen bao phủ lá và cành làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Theo khuyến cáo để phòng trừ rệp sáp hiệu quả vấn đề đầu tiên cần quan tâm là canh tác tốt thường xuyên thăm vườn thực hiện vệ sinh đồng ruộng nhất là thời điểm sau thu hoạch. Cần cắt tỉa vườn cà phê sao cho thông thoáng làm giảm bớt nơi sinh sống của rệp sáp.

Cũng như bất kỳ loại sâu bệnh nào việc cân đối dinh dưỡng giúp cây trồng khoẻ chống chịu tốt với sâu bệnh cây cà phê cũng không nằm ngoài quy luật. Sau thu hoạch cây cà phê bị suy yếu do đó việc bổ sung dinh dưỡng để cây có sức chống chịu tốt khi sâu bệnh tấn công.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp

  • Hun khói để hạn chế sự phát triển của rệp sáp
  • Làm rào chắn hoặc căng dây giữa các hàng để chắn các cây tránh rệp sáp lây lan
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ làm vườn hạn chế rệp sáp phát tán
  • Khồng trồng các loại cây là ký của của rệp sáp gần vườn cà phê
  • Tưới rửa vườn bằng vòi nước mạnh để rửa trôi rệp sáp

Bệnh thán thư trên cây cà phê

Bệnh thán thư có nơi gọi là bệnh khô cành, khô quả do nấm colletotrichum gây ra đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đặc biệt vào mùa mưa bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây nhưng chủ yếu là trên quả. Trên quả chủ yếu giai đoạn quả đã thành thục tại vị trí gần cuống quả hoặc điểm tiếp xúc giữa hai quả hoặc những nơi dễ bị nước đọng lại.

Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen hơi lõm xuống sau lan rộng khắp vỏ quả ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, khô đen và rụng xuống. Trên cành chỉ là những vết nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở giữa cành sau lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh thường tấn công những cành non đang hoá gỗ nặng có thể gây hại cành lớn và thân cây. Chỗ bị bệnh chuyển thành nâu đen làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết.

Trên lá ban đầu là các vết tròn màu nâu đen sau lan rộng dần thành các vòng tròn đồng tâm nếu nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng khô rồi rụng.

Để phòng trừ bệnh thán thư cần chú ý không trồng cây cà phê quá giày, thường xuyên cắt tỉa các cành bị sâu bệnh, cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng cho trái, tỉa bớt cành che bóng vào mùa mưa để cây luôn thông thoáng khô ráo.

Thuốc đặc trị thán thư: có thể sử dụng amistar top 250ml, Tilt Super 300EC

Bên cạnh đó việc bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali cũng là biện pháp tăng cường sức khoẻ cho cây./.

Chia sẻ

Trồng trọt

Trồng trọt


TOP VIEW