Tìm hiểu bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua

Thứ 6, 03/05/2019 | 07:00 GMT+7

Triệu chứng và chẩn đoán bệnhBệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua có thể xuất hiện gây hại ở giai đoạn cây con và cây đã lớn, nhất là từ giai đoạn ra hoa đến hình thành quả non, quả già. Cây thể hiện triệu chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất qua vết thương sây sát, hoặc qua các lỗ hở tự nhiên, ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường thể hiện triệu chứng là toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh cây gục xuống và chết.

Khi cây cà chua đã lớn mới nhiễm bệnh, triệu chứng bệnh héo xanh thể hiện điển hình, rõ rệt, dễ phát hiện trên đồng ruộng : ò cây nhiễm bệnh ban đầu các lá ngọn héo rũ trước, có thể héo một cành hoặc nhánh, dần dần các lá phía gốc tiếp tục héo xanh và cụp xuống, cuối cùng dẫn đến toàn cây héo rũ tái xanh, gẫy gục rũ xuống và chết. Quan sát cây nhiễm bệnh thường thấy vỏ thân phía gốc sù sì, khi cắt ngang thân, cành sẽ thấy trên bó mạch dẫn mô gỗ có màu nâu đen, nâu sẫm và ấn mạnh vào miệng đoạn cắt có thể thấy dịch nhờn vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra. Đây là một trong những nét triệu chứng đặc trưng, điển hình nhất của bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua, giúp cho việc chẩn đoán, phân biệt và giám định bệnh héo xanh vi khuẩnvới các hiện tượng héo rũ hại cà chua do những tác nhân gây bệnh khác cùng xâm nhiẻnri phá hại trên đồng ruộng.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cà chua nhiều quả nhất

Tìm hiểu bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua

Tuy nhiên trên đồng ruộng, trong môt số trường hợp do cây bênh đã quá cũ hoặc triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn không điển hình sẽ dẫn tới bị nhầm lẫn, thiếu chính xác. Vì vậy, để chẩn đoán nhanh bệnh héo xanh vi khuẩn người ta cắt đoạn gốc thân nhiễm bệnh có mạch dẫn màu nâu đen, nâu sẫm nhúng vào cốc nước sạch, sau một vài phút nếu thấy dịch vi khuẩn màu trắng sữa đùn ra trong cốc nước và trên đẩu vết cắt thì có thể kết luận cây cà chua nhiễm bệnh là do vi khuẩn P.solanacearum gây ra. Ngược lại, nếu sau một vài phút không thấy có dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra, hiện tượng đó sẽ cho phép người ta khẳng định rằng mẫu cây bệnh héo cần chẩn đoán có thể do các tác nhân khác gây ra (nấm Fusarium sp, hoặc Rhizoctonia s] v.v…).

Đặc điểm sinh học của bệnh

Bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua do loài P.solanacearum gây ra là bệnh hại nghiêm trọng nhất ở khắp các vùng trồng cà chua trên thế giới, nhất là vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và những vùng có khí hậu ấm áp.

Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, gốc thân, thân và cuống lá qua vết thương sây sát do nhổ cây con giống, do côn trùng, do tuyến trùng, do kỹ thuật chăm sóc, v.v….. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhiềm vào cây qua các lổ hở tự nhiên. Sau khi xâm nhập vào rễ, vi khuẩn lan theo lên mạch dẫn, sinh sản phát triển, sản sinh ra các men, độc dẫn đến phá huý các mô tế bào, vít tắc mạch dẫn làm cản trở sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo rũ nhanh và chết.

Bệnh truyền lan trên đồng ruộng, từ cây này sang cây khác, từ vùng có ổ bệnh sang các vùng xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau, như nước tưới, nước mưa, không khí, truyền lan qua hạt giống nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể truyền lan thông qua tuyến trùng nốt sưng hại rễ và qua các hoạt động chăm sóc của con người.

Nguồn bệnh của bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: Vi khuẩn có thể sống lòng trong đất, trong tàn dư cây bệnh, trong vật liệu giống nhiễm bệnh, trong các cây ký chủ phụ thuộc họ cà, họ đậu, v.v… và cỏ dại là ký chủ của bệnh.

Bệnh phát sinh phát triển mạnh và gây tác hại lớn trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao, mưa gió nhiều. Bệnh thường phát sinh nhiều trên chân đất cát pha, thịt nhẹ và trên đất đã nhiễm bệnh (có nhiều tàn dư, nguồn bệnh từ vụ trước, năm trước). Bệnh héo xanh vi khuẩn có xu thế giảm khi trồng cà chua trên đất có luân canh với lúa nước, ngô hoặc bón phân chuồng hoai mục kết hợp cân đối với lân và kali. Bệnh có thể phát sinh và gây hại ngay từ giai đoạn cây con kéo dài đến khi thu hoạch, nhưng bệnh thường nặng nhất ở giai đoạn cây ra hoa đến hình thành quả non. Ở miền Bắc nước ta, bệnh thưòng phát triển mạnh gây hại nghiêm trọng ở vụ cà chua trồng sớm (tháng 8 – 9) và vụ cà chua xuân hè (tháng 4 – 5). Hầu hết các giống cà chua phổ biến trồng trong sản xuất hiện nay đều nhiễm bệnh, tuy nhiên mức độ nhiễm nặng hay nhẹ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: kỹ thuật canh tác, thời vụ, đẩt đai, chế độ phân bón, tưới nước, v.v…

Chia sẻ

Trồng trọt

Trồng trọt


TOP VIEW