Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Bệnh đường ruột ở nhím và cách phòng trị

Tại nước ta, Nhím nặng trung bình từ 13-15kg, thân và đuôi dài từ 80-90cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to, mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc thường ngủ ngày và ăn đêm. Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy.

Chữa trị bằng cách dùng thuốc phòng chống tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng – chát như lá ổi xanh, củ cà rốt, rễ cau, rễ Dừa, trái điều… Mặt khác, cần cân đối khẩu phần thức ăn; không cho ăn thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu…

 bệnh thường gặp ở Nhím và cách điều trị

Nhím nuôi rất ít bệnh. Nhiều người nuôi nhím lâu năm cho biết: cả 10 năm nay chưa gặp một bệnh nào ở nhím, ngoại trừ ký sinh trùng ngoài da (ve, mạt, mò). Thịt nhím thơm ngon, là món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích. Mật, dạ dày, lông dùng làm thuốc chữa bệnh dạ dày, viêm tai giữa, làm thuốc xoa bóp…

Nhím ăn tạp, có thể dùng rất nhiều loại thức ăn để chăn nuôi, từ lá, rễ cây, củ quả đến côn trùng, ốc, giun đất. Một con nhím mỗi tháng cần 15 kg Rau xanh, 9 kg thức ăn tinh, 5 kg củ quả (bí đỏ, khoai, sắn…). Chuồng nuôi nhím chỉ cần xây dựng đơn giản, nền có độ dốc vừa phải, nên lát nền bằng gạch hoặc đổ một lớp bê tông dày 5-7 cm, chuồng có hệ thống cống rãnh phía sau để đảm bảo vệ sinh.

>>> Động vật hoang dã

Chia sẻ
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng