Cách chăm sóc ong mật

Thứ 2, 27/11/2017 | 15:13 GMT+7

Hiện nay, nghề nuôi ong lấy mật nhận được sự quan tâm và chia sẻ của rất nhiều người do hiệu quả kinh tế cao. Để tìm hiểu rõ hơn cách nuôi ong lấy mật, mời mọi người theo dõi bài viết sau:

Đặt thùng nuôi ong ở nơi cao ráo, thoáng mát, gần nơi ong đi lấy mật

* Đặt thùng nuôi ong:

Đặt thùng nuôi ong ở nơi cao ráo, thoáng mát, gần nơi ong đi lấy mật. Kê thùng ong cách mặt đất từ 25 - 30 cm, thùng nọ cách thùng kia tối thiểu 1 m, cửa ra vào ở các hướng khác nhau. Một số loại hoa cho mật tốt như: hoa mơ, mận, vải, nhãn, bạc hà, tràm, sú, vẹt…

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi ong

Cách chăm sóc ong mật

* Kỹ thuật nuôi ong: 

Khi đàn ong bay đi tấp nập, lấy về tổ nhiều phấn mật là đàn ong tốt. Vào mùa lấy mật, nếu thấy ong quạt gió ở cửa tổ nhiều, thùng ẩm ướt là có nhiều mật.

Nếu đàn ong bay đi thưa, không lấy phấn là có hiện tượng ong chúa ngừng đẻ (hoặc đẻ rất kém, bị bệnh nặng). Nếu thùng ong có nhiều ong vo ve bên ngoài, đánh nhau ở cửa tổ, ong chui ra khỏi tổ, bụng nặng mật là có đàn ong khác đến cướp mật. Nếu thấy ong đậu ở cửa sổ nhiều, có thể ong bị bệnh hoặc thùng quá chật, chuẩn bị chia đàn tự nhiên. Cần mở thùng nuôi ra để xem xét và xử lý kịp thời.

* Chia đàn ong:

Cần chủ động chia đàn ong để giảm hiện tượng chia đàn tự nhiên và tăng số đàn ong. 

- Chia đàn ong song song: Khi đã có ong chúa hoặc mũ ong chúa để chia đàn thì dùng thùng nuôi ong mới có màu sơn giống với thùng cũ rồi chia đều số cầu cho 2 đàn và đặt 2 thùng liền nhau rồi dần dần tách ra xa, quay cửa tổ ra 2 hướng khác nhau. 

- Chia dời chỗ: Tách 2 - 3 cầu từ đàn ong cũ sang thùng nuôi ong mới rồi chuyển đi cách đó khoảng 1 km (thường mang đi thùng có ong chúa đã đẻ).

- Tách cầu ghép thành đàn mới: Sắp tới vụ mật, có một số đàn ong mạnh muốn chia đàn tự nhiên. Cần lấy 1 cầu nhộng và ong từ đàn mạnh để tách thành đàn mới. Ngày đầu chỉ lấy 1 cầu làm cơ sở cho đàn mới, ngày sau ghép tiếp 1 cầu của đàn ong khác, ngày hôm sau nữa ghép thêm 1 cầu của đàn ong thứ 3. Nếu 1 trong 3 cầu ghép với nhau có ong chúa đẻ thì đàn ong sẽ phát triển rất nhanh.

* Cho ong ăn: 

Khi không vào mùa hoa cần cho ong ăn nước đường với tỷ lệ 1:1. Nếu còn thiếu có thể lấy phấn hoa dự trữ hoặc hòa nước đường với mật ong rồi phết lên mặt cầu cho ong ăn.

* Một số tình huống nguy hại đến đàn ong:

- Hiện tượng ong bốc bay: Khi có hiện tượng ong bốc bay cần kịp thời đóng cửa chính, mở cửa sổ tới khi đàn ong ổn định thì mở cửa bình thường. Tích cực điều trị bệnh cho ong. Nếu ong đánh nhau và cướp mật, cần thu hẹp cửa tổ, phun nước rửa sạch cửa tổ và đuổi đàn ong đang cướp mật.

- Hiện tượng ong chia đàn tự nhiên: Cần chủ động chia đàn nhân tạo kịp thời. Nếu không muốn chia đàn thì bổ sung cầu dự trữ, quay bớt mật…

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

983 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

935 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1400 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

901 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1664 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Động vật hoang dã


TOP VIEW