Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế cao từ trang trại chăn nuôi liên hoàn

Ông Nguyễn Duy Đông ở thôn Khách Nhi Xuôi, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) thuê 3,5 mẫu đất của xã để lập trang trại liên hoàn.

"Trên vườn dưới cá", quanh ao trồng chuối tây, cỏ voi. Trong vườn có mít, cam, bưởi. Đặc biệt, ông đầu tư có bài bản nuôi bò sữa. Hiện trong chuồng có 8 con bò sữa đang thời kỳ khai thác (cho sữa) và 1 con bê.

>>> Xem thêm: Mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi làm giàu

Hiệu quả kinh tế cao từ trang trại chăn nuôi liên hoàn

Theo ông Đông, 1 con bò có thể cho khai thác sữa từ 9 đến 12 tháng. 8 con bò cho 120kg sữa tươi/ngày. Sữa bán cho doanh nghiệp với giá bình quân 11.500 đ/kg. Trạm sữa trên địa bàn mua rất đều đặn. Thậm chí trong dịp tết vẫn tổ chức thu mua cho dân.

Ông Đông không chỉ nuôi bò mà còn có đàn lợn hơn 40 con thương phẩm và 5 con lợn nái. Ông cho biết, nuôi tổng hợp để “con nọ bù con kia” và cùng chăm sóc một thể. Tuy nhiên thời gian vừa qua, giá lợn “xuống dốc”, nuôi lợn không có lãi. Dù vậy, vì không quá nhiều, nên vẫn cầm cự và duy trì để đợi thời cơ. Cứ theo giá lợn hiện nay, có lẽ thời cơ đang đến.

Với diện tích ao gần 2 mẫu, ông Đông tập trung thả các loại mè, trôi. Tùy theo giá cả thị trường mà thu hoạch 1 năm/lần hay 2 năm/lần. Mỗi lần thu được 5 - 6 tấn cá. Với giá bình quân 25.000 đ/kg, ông cũng thu được 120 - 150 triệu đồng riêng về cá.

Như vậy, với “đa canh”, ông Đông còn có thêm nguồn thu từ chuối tây quanh ao, mỗi năm cũng thu trên 20 triệu đồng. Cỏ voi gần 3 mẫu từ đất tận dụng, đất vườn và thầu thêm, đủ cho bò ăn cả năm. Được biết, liền kề trang trại của vợ chồng ông Đông, lại có trang trại bò sữa của anh con trai.

Ở xã Vĩnh Thịnh, nuôi bò sữa được xem là phát triển đúng hướng. Việc lập trang trại cách biệt khu dân cư như của ông Đông và các hộ khác là hướng đi của Vĩnh Thịnh.

Chia sẻ
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng