Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

1001 câu hỏi - kinh nghiệm nuôi chim cu gáy

Chim cu mộc mang về không chịu gáy, thức ăn tốt cho chim cu, các bệnh thường gặp ở chim cu gáy? Chọn con trống hay mái ra sao? Tổng hợp các câu hỏi về chim cu gáy...

Nuôi chim Gáy (cu Gáy) là một thú vui có từ lâu đời. Để có một con chim Gáy hay, người nuôi phải tuyển chọn công phu, vì âm sắc của chim Gáy rất đa dạng; mỗi âm sắc có cái hay riêng, tuỳ theo sự thưởng thức của người chơi.
 
Xem thêm: >> Thảo luận - chim cu gáy bổ 5 cực hiếm
 

Cách chọn trống mái chim cu non đã ra lông, ra cườm?

Trả lời:
Nếu chim gáy ra hết lông và có cườm thì có vài cách sau bạn tham khảo như sau :
bạn nghe con nào gáy giọng to rõ , đảo giọng liên tục là trống còn mái gáy giọng nhỏ trầm hơn và thường không đảo giọng chỉ giòng , thúc không và chỉ gù khi đã muốn làm tổ .
con nào đứng trong lồng đuôi cụp xuống đất , là trống còn mái thường thấy đuôi thẳng song song với thân hình
con nào đầu to mỏ gồ ghề mặt hung dữ chân to thân hình vạn vỡ
con nào khi nghe chim khác gáy mà cứ đi trong lồng mà không gáy đem chim tới rọi gù mà không gù là chim mái
hay bạn thử nhổ 1 cái lông đuôi có màu đen là trống còn màu hơi ngà hay trắng là mái
thân chào !
 

Cách điều trị bệnh đi ỉa phân lát ở chim cu gáy?

Trả lời:
Trường hợp này tôi không biết mức độ như thế nào và màu phân ra sao cả nên không dám kê đơn bừa, nhưng theo tôi chim bị phân nát là do các yéu tố sau chim bị làm cho sợ tinh thần không ổ định như bị chim khác gáy lấn át nên sợ , bị mèo, chuột .... làm cho sợ ăn ngủ không ngon lâu ngày sinh bệnh, tiếp theo là do nguồn thức ăn thức uống không hợp vệ sinh hay khẩu phần ăn không hợp lý ( thức ăn mà chim không thích ) cũng là nguyên nhấn gây bệnh.
 

Cách phát hiện chim cu hay dở?

Cho em hỏi có phải chim đầu nhỏ, mắt đỏ, cườm mè ba tầng, phông cườm đen bòng, lưng gù oạn nẻ, cánh vỏ trai , đuôi cánh vắt chéo, hoa lên đến vai, đuôi vót nhọn lông đậm màu là chim hay đung không tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào giọng
 
Trả lời:
Đúng là đặc điểm mà bạn nói trên là của 1 con chim hay con chim tốt ai chơi cu gáy thì cũng phải mê hình thức như vậy, chim hình dáng như vậy thì yếu tỗ giọng gáy phải đi cùng song hành với nó nữa, nhưng theo quan điẻm của riêng tôi thì hình thức bên ngoài không quyết định được yếu tố bên trong, chim hình thức đẹp chưa chắc là con chim hay và ngược lại. thân chào !
 

Bắt chim cu mộc 20 ngày quen lồng vẫn chưa gáy?

Trả lời:
Chào bạn !
chim cu mộc thì rất khó nói có con vài ngày về nhà đã gáy có con có khi cả vài tháng nó mới gáy nhưng phần lớn chim chưa dám gáy là do lạ chỗ thức ăn chưa quen nên chim bị suy nhược chưa dám gáy , bạn cũng nên đưa chim ra xa chỗ mấy em gáy đã gáy gù nhiều cho chim quen dần rồi hãy cho chúng lại gần nhau sau.
 

Chim cu mồi chuyển chủ không gáy, phải làm sao?

em mới mua 1 con cu mồi. treo lên cây thì nó k gáy, phải đợi mấy con khác gáy nó mới chịu gáy(chủ dẫn đi bẫy). E mang về nhà cả tuần nó k gáy,để con chim khác gần nó cũng k gáy. Không biết nguyên nhân là chim mồi mới chuyển chủ,hay em bị lừa đảo nữa? Về suy nghĩ em thấy tiếc, nếu móc chim lên là gáy thì mới nên mua. Xin hỏi là chim mồi do chuyển chủ 1 tuần thì bị như vậy phải k? Để e còn trả lại cho nó.
Trả lời
Chào bạn !
nếu như cu mồi thì đem đâu cũng phải gáy gù hết thế nó mới bắt bổi được trong chuyến đi bẫy chứ ( trừ trường hợp bạn di chuyển chim quá xa từ vài trăm cây số làm chim say xe nên xuống phong độ ) tức thời thôi .
có chim mồi chậm sào còn gọi là chim chờ bổi rất lâu gáy khi nghe chim khác gáy nó mới gáy ,
néu cả tuần rồi mà vẫn chưa gáy gù thì đích thực em đó không phaie là chim mồi nếu mồi chỉ là mồi lỡ thôi còn sợ chỗ lạ không khác gì chim bổi thuần cả 
 

Cách phân biệt giọng gáy chim cu?

Trả lời:
Chắc có lẽ là vấn đề khó nhất vì nó bao gồm nhiều yếu tố , và dưới nhiều khía cạnh khác nhau và điểm đặc của vấn đề và con mắt phân tích cảm nhận của người chơi trong nghề .
Trong vấn đề này thường có 2 cách nhìn xin được lấy ví dụ cụ thể để chứng minh như sau : VD giọng thổ đồng
- Cách thứ 1 : có người thì cho rằng để phân biệt thì dựa vào lúc chim gióng ( bổ , chiêu , gáy gọi ..) là phân biệt được như : âm đầu tiên nghe là thổ và âm cuối là đồng , trong tiết tấu thì âm thổ chiếm tỉ lệ cao hơn âm đồng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ ( không có tỉ lệ 50/50 ).
- Cách thứ 2 : có người lại cho rằng phải dựa vào lúc chim gióng và lúc chim gù để phân định , có nghĩa là lúc chim gióng thì âm thổ còn lúc chim gù thì âm đồng gọi là thổ đồng

* Các đặc điểm về chất giọng:

- Giọng thổ buồn ( thổ đặc ) là chim khi gióng là chỉ có âm thổ không thôi , rất êm tai , nhẹ nhàn ta có cảm giác hơi buồn ngủ .
- Giọng thổ rền là khi chim gióng âm tiết rất nặng ta cảm thấy như có tiếng rền trong đó
- Giọng thổ sấm là khi chim gióng âm tiết có một tiết tấu rất cao và nặng như sấm vậy
- Giọng thổ dế là chim khi gióng nghe nhỏ ,nhè nhẹ nghe rất rủ rỉ như là tiếng dế kêu vậy .
- Giọng thổ đồng là khi chim gióng âm đầu tiên là thổ và âm cuối là đồng âm thổ chiếm tỉ lệ trọng âm lớn hơn âm đồng .
- Giọng thổ kim là khi chim gióng âm đầu tiên là thổ và âm cuối là kim ngân dài âm thổ chiếm tỉ lệ trọng âm lớn hơn âm kim .
- Giọng đồng rặc là khi chim gióng ta chỉ nghe thấy âm tiết đồng từ đầu đến cuối không pha lẫn các loại âm khác vào .
- Giọng đồng pha thổ là : khi nghe chim gióng âm đầu tiên là đồng và âm cuối là âm thổ , âm tiết đồng chiếm tỉ lệ lớn hơn âm thổ
- Giọng đồng pha kim là khi nghe chim gióng âm đầu tiên là đồng và âm cuối là âm kim , âm đồng chiếm tỉ lệ trọng âm lớn hơn âm kim .
- Giọng kim rặc là khi nghe chim gióng thì âm tiết kim từ đầu đến cuối , không có sự pha lẫn các loại âm khác vào .
- Giọng kim pha thổ là : khi nghe chim gióng âm đầu tiên là âm kim và âm cuối là âm thổ , âm kim chiếm tỉ lệ trọng âm lớn hơn âm thổ .
- Giọng kim pha đông là : khi nghe chim gióng âm đầu tiên là âm kim và âm cuối là âm đồng , âm kim chiếm tỉ lệ trọng âm lớn hơn âm đồng
- Giọng kim pha son là : khi chim gióng ta nghe âm đầu tiên là âm kim và âm cuối là âm son , âm kim chiếm tỉ lệ trọng âm lớn hơn âm son .
- Giọng son là : khi nghe chim gióng chỉ có âm son không thôi , nên rất dễ nhận biết nó không pha bất kỳ loại giọng nào ở trên . đây là điều rất đặc biệt ở chất giọng này .
 

Thế nào là cườm dựng? Cườm giắt? và sa cườm?

Bác giải thích rõ hơn hộ em với được không , và có thêm hình ảnh minh họa nữa thì tốt qúa. Cảm ơn bác nhiều!

Trả lời:
chào bạn !
theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau :
1 cườm dựng : loại cườm này thường cao và tạo thành hình sóng ỏgiua ( nó giống như cái gáy ngựa ) trong mình còn gọi là cườm gáy ngựa . chim có bộ cườm này là chim hung và rất lỳ đòn khi đấu )
2 cườm giắt là : là kiểu cườm đóng cao trên cổ sau đó trải dài xuống vai sau đó vắt dài theo đằng sau ót . nói chung là cườm thường đi ngược lại đằng sau nằm hết trên vai của con chim
3 cườm sa : là loại cườm đóng trên giữa cổ rồi chạy dọc xuống diều còn sa còn tốt có khi giáp luôn thì quá tốt !
 

Bật nhạc cho cu gáy nghe rồi gáy theo có phải là chim cu đực? Giọng gáy ồm ồm nặng thì được xem là giọng gì? Muốn cho chim cu gáy căng ta nên cho ăn gì tốt nhất?


Trả lời:
Chào bạn !
Chim như vậy là chim đã thuần người rồi ít còn sợ nên nhanh gáy còn trống hay mái thì còn phải xem lại nhiều yếu tố khác. Chim cu gáy ngoài thóc ra còn phải cho ăn thêm hạt kê , mè (vừng ) ngô, đậu xanh... sẽ phát triển tốt nhất
 

Để thuần hóa chim cu gáy đơn giản và thành công nhanh?

em mới nuôi 1 chú đc 3 tuần, về đc 3 hôm đầu gáy luôn. Định cho hạ thổ rồi tắm nhưng nhát quá cứ lại gần là lao đầu vào lồng chảy máu cánh & toác cả đầu sót quá. Giờ em nên làm thế nào cho chim mau dạn người
Trả lời:
Cái này là do bạn làm nó sợ đơn thuần thôi không có gì , bạn nên che 1/2 lồng lại nên treo gần người và ngang tầm mắt thôi , nên đến chỗ chim thường xuyên nhất là ban đêm . chú ý phải nhẹ nhàng không nên làm chim hoảng sợ hay giật mình , nên lên tiếng trước cho chim nghe trước khi mình đến cho nó chuẩn bị trước khỏi bất ngờ .
cứa như thế bạn tập nó là sẽ thuần thôi , chúc bạn thành công !
 
1001 câu hỏi - kinh nghiệm nuôi chim cu gáy
 
Tổng hợp
Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng