Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Hỏi đáp tất tần tật về chim cu gáy (P2)

Hỏi đáp chim cu gáy cũ, Chim cu gáy mồi, hỏi đáp về mùa, thời tiết thích hợp cho chim cu gáy... Tất cả về bệnh tật, nuôi chim cu gáy...

Ở bài viết trước, chúng tôi đã tổng hợp và gửi tới các bạn bài viết về: 1001 câu hỏi - kinh nghiệm nuôi chim cu gáy. Trong bài viết này (Phần 2) ta cùng thảo luận hỏi đáp thêm nhé. Đây chính là bài học cho người bắt đầu nuôi chim cu gáy đó. Mời các bạn chú ý theo dõi. Xin vui lòng cho ý kiến thảo luận phía sau bài viết

Em có 1 chú cu gáy, tiểu sử của nó như sau ạ. Chim cách đây 2 năm chủ cũ của nó làm chim mồi cây nhưng em mua về nuôi được 2 năm gần người thì trở thành gáy khách và khiển được cứ thấy người dù lạ hay quen đều gáy và gụ, giờ em có thể cho nó làm cu mồi để đi bẫy được không ạ, và nếu muốn làm cu mồi thì phải làm ntn ạ. Mong các sư phụ chỉ giáo cho em ạ. Cám ơn tất cả mọi người!!!!

- Chuyện người ta nói nó là chim mồi thì chưa cần bận tâm lắm nhưng thêm 2 năm nữa thì nó lũa khách là chuyện đương nhiên.
- Giờ nếu muốn biết nó có làm mồi được hay không thì bạn nên tìm nơi có chim trời hay về gáy hoặc nơi ở của nó sau đó mang chim tới treo lên cây cho nó nhìn thấy chim trời, nếu nó nhìn thấy chim trời mà gáy gọi, gáy trận, gù rát thì ok nó có thể làm mồi tốt, Còn về việc nó có phải con mồi chiến hay không thì lúc đó mới nói được và phụ thuộc vào tố chất sẵn có của con chim.
- Lưu ý nếu mang đi 1 lần nó chưa gáy thì bạn đừng sớm kêt luận mà hãy mang đi thêm vài lần nữa để xem sao. Nhưng nếu như bạn đã nói trước đây nó là chim mồi thì cứ yên tâm chỉ cần nhìn hoặc nghe thấy tiên chim trời là nó sẽ chơi nhiệt tình ngay

Cho mình hỏi về mua này sao cu gáy hay dụ nhìn như đi ị như ko phải đi ị vậy và chê đổ chăm mua nay sao cho ổn đinh cần những gì vậy bạn?

- Về mùa này nếu ở miền trong thì là mùa mưa còn nếu ở miền bắc thì cũng sáp sang tiết trời có gió mùa đông bắc vậy nên thường là mùa thay lông của chim. Vậy nên ở mùa này chim thường có biểu hiện phân không được đẹp, Nhưng không phải là bị đi ngoài.
- Vậy nên về chế độ chăm sóc mùa này cần chú ý như sau:
1- Ngày nào cũng phải cho chim phơi nắng và hạ thổ. Tốt nhất nên nhốt chim trong lồng rộng cho vào lồng 2 cành cây để chim có thể nhảy từ cành này qua cành kia mục đích giúp chim tập thể lực.
2- Hai ngày vệ sinh chuống, dọn phân, làm sạch cóng nước vì khi chim thay lông cơ thể yếu rất dễ bị bệnh
3- Ra tiệm thuốc mua lấy 1 lọ dầu cá , 1 lọ b1 về cho chim uống theo tuần tự lấy dầu cá trộn với 1 cóng thóc tỷ lện 4 viên nhỏ /1 cóng thóc. Nếu loại to thì 2 viên. Sau khi trộn đều với thóc để 15 phút cho ngấm rồi mới cho chim ăn. Sau 2 ngày thì lấy 5 viên B1 nghiền ra pha vào 1 cóng nước cho chim uống. Lưu ý 1 cóng nước thuốc chỉ cho uống trong ngày, không hết cung phải bỏ đi cho chim uống liên tục trong 3 ngày.
4- Bổ sung khoáng chât, kê, lạc, vào hạt đỗ xanh, hạt cải hoặc hạt MẰN RI ( Tên gọi khác của miền bắc là hạt cây TANH TÁCH) tuyệt đối ngường cho ăn vừng. Ngoài ra có thể làm thóc trừng cho chim ăn , cách làm bạn tham khảo trong bài " Hương dẫn cơ bản nuôi, chăm sóc chim ở phần tiêu điểm "

Hôm nay con ĐỰC máu quá không kìm hám nổi sẽ toang hết cả quàn ao con mãi ra rồi . con mãi vì không chịu nhục lên vẫn vùng vẫy chống cự măc dù em đã làm cái lễ thành hôn cho nó rồi , được sự nhất chí của chính quyền địa phương rồi mà nó vẫn không chịu, không biết là nó muốn gì nữa ngủ với nhau từ nhỏ rồi chắc chỉ cho sờ mó thôi

- Con chim mái của nhà bạn chưa sẵn sàng cho việc giao phối và sinh sản cho nên nó không chịu cho con đực đạp, Còn con đực thì không thể kìm hãm sự sung sướng lại được. Vậy bạn nên bắt con đực ra 1 cái lồng và để cạnh lồng nhốt con mái trong lồng hiện tại bạn làm luôn 1 cái ổ để con mái quen với việc nằm ổ trước đã khi nào thấy nó lại gần con đực gáy và cánh giật giật tức là nó sắp đẻ lúc đó hãy cho con trống vào chung chuồng.

- Thực tế thì những bài viết giải thích và hướng dẫn cách nuôi đẻ cũng có nhiều rồi nhưng vì lâu ngày nên nó bị trôi xuống dưới nên khó cho các bạn trong việc tham khảo

Em mua 1 em cu gay đả hơn 2 thangd rồi mà chả thấy em nó gáy gù thi thoảng trong ngày mối thấy cò có co thôi.trước khi mua ổ chủ cũ nó gáy cả buổi chiều nhấc lồng xuống bảo được gù rồi.bác cho em hỏi vậy là sao

- Vậy chú chim bạn mua là cu khách hay cu mộc nuôi lên?
- Nếu là cu khách thì nó cũng chưa lũa khách cho lăm nên mới sinh ra việc lạ nhà, lạ chủ không gáy hoặc bỏ khiển nếu vậy bạn chịu khó hàng ngày tiếp xúc với chim và khiển cho chim quen mỗi lần tiếp xúc tầm 5-10 phút. Về việc cho chim ăn thì sáng ra bạn cho chim 1/4 cóng thocs xem nó ăn tới tầm chiều có hết không nếu hết thì cũng không cho ăn nữa để nó đói rồi sáng hôm sau mới cho ăn tiếp để tạo phản xạ có điều kiện cứ gặp chủ, gạp người là được ăn, như vậy chim sẽ mau trở lại trạng thái gáy khách.
- Nếu chim bạn là chim mộc nuôi lên thì việc chuyển chủ chưa gáy cũng là chuyện bình thường bởi chú chim chưa nổi hẳn và cũng chưa quen với việc di chuyển thay đổi. Vậy nên bạn cứ chăm sóc bình thường, tránh nhưngc tác động mạnh làm chim hoảng sợ, chịu khó cho chim phơi nắng hạ thổ và ăn bổ sung khoáng chất. 2 tháng nuôi đối với 1 con chim cu gáy chưa thắm vào đâu hết phải kiên trì hơn bạn à

Em có 1 chú cu gáy, tiểu sử của nó như sau ạ. Chim cách đây 2 năm chủ cũ của nó làm chim mồi cây nhưng em mua về nuôi được 2 năm gần người thì trở thành gáy khách và khiển được cứ thấy người dù lạ hay quen đều gáy và gụ, giờ em có thể cho nó làm cu mồi để đi bẫy được không ạ, và nếu muốn làm cu mồi thì phải làm ntn ạ. Mong các sư phụ chỉ giáo cho em ạ.cám ơn tất cả mọi người!!!!

Con gáy mồi nó phải biết dỗ chứ không biết dỗ thì gáy đến gần cũng không vào đâu bạn

Tổng hợp

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng