Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Tìm hiểu giống gà lôi hông tía

Gà lôi hông tía là loài định cư sinh sống ở các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh và vùng nương rẫy, nhất là các khu rừng cây họ Dầu.

Đăc điểm nhận dạng của gà lôi hông tía

Gà lôi hông tía có kích thước 61–81 cm. Chân và da mặt có màu đỏ. Chim đực có đầu và họng màu đen; trên đầu có mào lông dài màu xanh ánh thép; phần dưới lưng màu vàng kim; hông và lông bao đuôi màu hạt dẻ; đuôi cong và dài có màu xanh ánh thép; cổ và ngực màu xám; bụng màu đen. Chim cái có đầu, họng và cổ màu nâu xám; lưng trên và phần dưới cơ thể nâu hung; bụng màu trắng nhạt; phần còn lại của trên cơ thể có vằn rộng đen và trắng phớt nâu.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về giống gà lôi lam mào trắng

Sinh học, sinh thái:

Chim non trưởng thành bắt đầu sinh sản vào năm thứ ba. Mỗi lứa đẻ 5 - 6 trứng hình bầu dục một đầu to một đầu nhỏ, vỏ trứng màu hung nhạt hay hơi vàng nhạt. Kích thước trứng: 38 x 48mm.

Thức ăn của Gà lôi hông tía là các loại hạt, quả cây trong rừng; ngoài ra ăn thêm côn trùng, giun đất. Gà lôi hông tía sống thành đôi hay đàn 3 - 5 con có thể hơn trong các rừng thứ, nguyên sinh, cây bụi, hay ra kiếm ăn ở dọc các đường mòn trong rừng. Giống như các loài trĩ khác ban ngày kiếm ăn ở mặt đất, ban đêm bay lên cây đậu ngủ. Trong cùng sinh cảnh cũng hay gặp gà lôi hông tía kiếm ăn cùng với Gà tiền mặt đỏ, Gà tiền mặt vàng, Gà so ngực gụ, Gà rừng.

Phân bố của gà lôi hông tía

Trong nước: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây Ninh.
Thế giới: Lào, Cămpuchia, Thái Lan

Giá trị của gà lôi hông tía

Loài quý hiếm, chỉ phân bố rộng ở vùng Đông Dương, có giá trị khoa học. Bộ lông có nhiều màu sắc đẹp, làm cảnh.

Tình trạng:

Trong vùng phân bố rừng bị khai thác mạnh, nơi cư trú bị thu hẹp nhanh, bị săn bắt bừa bãi, số lượng ngày càng bị giảm sút nên hiếm dần.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), Danh lục đỏ IUCN (1996, 2000), Sách Đỏ Chim Châu Á. Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định 48 /NĐ-CP (2002). Hiện nay số lượng cá thể ít, đang được bảo vệ tích cực tại nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia, hy vọng số lượng cá thể sẽ được hồi phục nhanh trong tương lai.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng