Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Thiết kế lồng bè nuôi cá diêu hồng

Để giúp nông dân nuôi cá đúng kỹ thuật, hiệu quả cao, xin giới thiệu cách thiết kế lồng tiết kiệm và cách nuôi cá rô phi đỏ (cá diêu hồng).

Thiết kế lồng bè lưới cho cá:

Tiết kiệm vì so với bè gỗ, chi phí làm bè lưới thấp hơn rất nhiều, đầu tư lồng bè lưới (4 x 6 x 2,5 m) chỉ từ 5 - 10 triệu đồng thay vì lồng bè gộ lên đến 15-20 triệu đồng với kích thước như nhau. Ngoài ra, Khoa Thủy sản cũng kết luận rằng, nuôi cá trong lồn bè lưới tăng trưởng nhanh hơn và dễ thu hoạch hơn so với lồng bè gỗ. Cách thiết kế lồng bè lưới như sau:

Sử dụng lưới PE với mắc lưới 1-2cm (giá 55.000 đ/kg), thời gian sử dụng 2-3 năm. Vật liệu làm khung bè có nhiều (sắt, nhôm, inox, ống kẽm, gỗ,...) Tuy nhiên, qua thực nghiệm cho thấy sử dụng sắt hiệu quả, giá thấp và sức chịu tốt hơn nhôm. Sắt có mạ lớp chống sét, bè nuôi nên sử dụng sắt phi 27-32 (thời gian sử dụng 3-5 năm). Phần phao nổi nên sử dụng thùng phi sắt hoặc nhựa (đường kính 60cm, dài 90cm). 

>>> Xem thêm: Phòng trị bệnh sưng phù và nổ mắt ở cá diêu hồng

Thiết kế lồng bè nuôi cá diêu hồng

Thiết kế bè nuôi tùy vào quy mô, thông thường bè được thiết kế dạng hình chữ nhật, kích thước 4 x 6 x 2,5 m. Khung lồng bằng sắt ống, kết phao nổi và bọc lưới nylon. Lồng cho nổi trên mặt nước tối thiểu là 0,3m tránh cá nhảy khỏi lồng. Nên đặt lồng nơi nước chảy nhẹ của dòng sông, tránh dòng nước xoáy, tàu thuyền qua lại nhiều, tránh dòng nước thải. Đáy lồng cách đáy sông tối thiểu 0,5m. 

Cách nuôi cá diêu hồng:

Mật độ tối đa là 100 con/m3 nước. Chọn cá giống có kích cỡ 20-30 con/kg, cá khỏe, đều cỡ và màu sắc đẹp, thức ăn được tính theo trọng lượng cá nuôi, từ 2-5 kg cho 100kg cá. Cho cá ăn nhiều lần trong ngày (3-4 lần). Thức ăn có thể tự chế như cám gạo, bột cá, cá tạp,... Tuy nhiên, theo khuyến cáo, tốt nhất cho cá ăn thức ăn công nghiệp đỡ tốn chi phí phát sinh và bổ sung chất cần thiết cho cá phát triển. Theo dõi lượng thức ăn và hoạt động của cá. Chú ý phòng bệnh cho cá điêu hồng.

Bệnh ký sinh, do ký sinh trùng và nấm gây ra, cá biểu hiện ngứa, hay nhảy phóng bất ngờ, bơi lờ đờ,... Khi cá bệnh ký sinh, dùng CuSO4 25 g/m3 nước, tắm cá trong vòng 30-40 phút. 

Cá hay bị bệnh đốm đỏ, bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (cá tra, cá trê cũng hay bị bệnh này). Cá mắc bệnh bỏ ăn, thân mất nhớt, trên thân và mang có nhiều đốm màu đỏ và lở loét, sau cùng là chết hàng loạt. Khi cá bệnh đốm đỏ, cần sử dụng kháng sinh oxytetracycline 20-25 g/m3, tắm trong vòng 60 phút hoặc trộn 20-25g/100kg thức ăn. Có thể dùng Tetracycline 20-25 g/m3, tắm trong 60 phút hoặc trộn 100mg thuốc/1kg thức ăn. Hay sử dụng rifamycine 10-29g/m3, tắm 60 phút. Khi cá đạt 0,4 - 1kg/con thu hoạch đồng loạt để chuẩn bị nuôi vụ kế tiếp.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng