Xem thêm: >>> Một số bệnh thường gặp ở cá diêu hồng
a. Nguyên nhân
Do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra.
b Triệu chứng:
- Cá bơi lội không bình thường, da chuyển sang màu sẫm, viêm mắt, lồi mắt, mắt mờ đục và có thể bị mù.
- Cá bị xuất huyết ở các vây, phần bụng, một số chỗ trên thân bị hoại tử, vùng tổn thương có các vòng đen xung quanh.
- Thận và lách bị sưng to, gan, thận, lách, tim, ống ruột bị xuất huyết.
c. Điều kiện xuất hiện Bệnh:
- Bệnh thường xảy ra khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp, mật độ nuôi cao, nhiệt độ nước 20 - 30oC, trọng lượng cá từ 100g trở lên.
d. Phòng bệnh:
- Thực hiện tốt công tác chuẩn bị ao, Lồng bè nuôi.
- Xử lý đáy ao và xử lý nước bằng GUARSA 90 hoặc WUNMID, hoặc cho thuốc vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè nuôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Trước khi thả nên tắm cá qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút.
- Thả nuôi với mật độ vừa phải, quản lý thức ăn tốt, không để dư thừa thức ăn.
- Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, VITSTAY C FORT, BIOTICBEST For Export giúp cá tăng sức đề kháng.
- Định kỳ trộn Hepavirol Plus và MUNOMAN vào thức ăn giúp bổ gan, tăng sức đề kháng cho cá.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học DEODORANTS và BACPOWER giúp cải thiện chất lượng nước, tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển, tăng sức đề kháng cho cá.
- Định kỳ diệt khuẩn bằng DOHA 6000 hoặc SANDIN 267.
e. trị bệnh:
- Cắt giảm 40 - 50% lượng thức ăn cho cá, vớt cá chết ra khỏi ao, bè.
- Dùng ANTI-S (1kg/ 8 - 10 tấn cá) hoặc FLODOXY sv hoặc GENTADOXY trộn vào thức ăn, sử dụng trong 3 - 5 ngày.
- Trong thời gian dùng thuốc trị bệnh, tăng cường bổ sung C MIX 25%, VITSTAY C FORT, BIOTICBEST For Export trộn vào thức ăn, giúp cá mau phục hồi sức khỏe.
- Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng ôxy hoà tan trên 4mg/lít.
- Sử dụng SANDIN 267 hoặc DOHA 6000 tiêu diệt vi khuẩn trong nguồn nước nuôi.