Qua khảo sát nhận thấy, đa số nông dân chưa biết kỹ thuật để quản lý các loại bệnh, từ đó đã làm bệnh phát triển và lây lan trên diện rộng. Cụ thể là nông dân chỉ chú trọng bón phân N (uré), cành bệnh ngắt bỏ rải rác khắp vườn, vườn trồng dày, không thông thoáng… Do đó, để phòng trừ bệnh hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế,… bà con nông dân trồng lài cần lưu ý.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật rồng và chăm sóc cây hoa nhài
1. Đối với bệnh khô cành chết nhánh trên cây hoa nhài
Do nấm Gloesporium sp., Colletotrichum sp., bệnh xuất hiện quanh năm, thường cao điểm từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, các nhánh héo và khô dần, có thể khô một đoạn hoặc khô cả cành.
Biện pháp phòng trị gồm cắt tỉa cành tạo cho cây thông thoáng và loại bỏ những cành bị bệnh ra khỏi vườn, bón phân cân đối, có thể sử dụng các loại thuốc sau Ridomil , Score 250 EC, Aliette 800 WG, thuốc trừ bệnh gốc Đồng…
2. Đối với bệnh chết bụi trên cây hoa nhài
Do nấm Pythium sp., Fusarium sp. thường xuất hiện vào mùa mưa, cao điểm bệnh vào tháng 8, bệnh thường nặng sau thời điểm ruộng bị ngập nước do mưa và triều cường, triệu chứng cây bị vàng lá và từ từ chết cả cây.
Biện pháp phòng trị cần kết hợp biện pháp canh tác như xử lý đất bón vôi, tăng cường lân và kali giảm lượng đạm trong mùa mưa, tránh ngập trong mùa mưa,
đồng thời có thể sử dụng các loại thuốc như: thuốc gốc đồng, Score, Aliette,… tưới gốc và phun lên cây.
Đối với các loại nấm bệnh này thì việc phòng ngừa là quan trọng nhất. Trong đó
sử dụng phân hữu cơ có nấm Trichoderma là một biện pháp phòng trừ bệnh trong đất rất hiệu quả và an toàn (an toàn cho người sử dụng và cả môi trường).
*Chú ý là không nên xử lý nấm Trichoderma chung với các loại thuốc trừ bệnh (thời gian cách ly với thuốc ít nhất 20-30 ngày)./.