Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư khô cành, khô quả cà phê

Thứ 6, 02/08/2019 | 10:46 GMT+7

Khô cành khô quả thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất cà phê nếu không chú ý phòng trừ.

Triệu chứng và tác hại:

Bệnh thường xuất hiện trên các bộ phận non, trên hoa và quả. Trên các cành non và trái non, vết bệnh có màu đen và lõm vào.

Khi bệnh tấn công vào cuống quả sẽ làm cho quả bị khô. Nếu thời tiết thuận lợi, vết bệnh sẽ phát triển rộng dần. Khi vết bệnh lan rộng ôm khắp chu vi của cành thì làm phần cành phía trên vết bệnh bị chết, toàn bộ phần quả phía trên vết bệnh sẽ bị khô, rụng.

>>> Xem thêm: Phòng trừ các loại bệnh hại cây cà phê

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư khô cành, khô quả cà phê

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Các vườn cà phê trồng dày, bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều và ẩm độ cao thì bị bệnh nặng. Bệnh cũng thường phát sinh phát triển mạnh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều, nóng và ẩm. Hiện nay, thời tiết nắng nóng, kết hợp với những trận mưa lớn kéo dài, là điều kiện tốt để nấm bệnh có cơ hội phát triển mạnh. Vì vậy, cần lưu ý để phòng trừ bệnh này, nhằm hạn chế thiệt hại.

Một số biện pháp phòng trị:

- Trồng cà phê ở mật độ thích hợp, tránh trồng dày để đảm bảo độ thông thoáng.

- Cần có hệ thống thoát nước thật tốt sau khi mưa, tránh ẩm độ cao trong vườn.

- Trong mùa mưa, thường xuyên vệ sinh vườn cây, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu nằm khuất trong tán để tạo sự thông thoáng.

- Tránh bón phân dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh. Nên sử dụng thêm các loại phân bón lá như SPC-K, hoặc phân vi lượng TANO 601, rải phân CALCIUM NITRATE để cải tạo đất. Các phân này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh cho cây, vừa làm tăng năng suất và chất lượng cà phê.

- Khi vườn cà phê chớm bị bệnh hoặc trong các tháng mưa nhiều, cần phun phòng trừ bằng PYLACOL 700WP (pha 300g/100 lít nước) hoặc CLEARNER 75WP (pha 400g/100 lít nước). Chú ý phun phòng ngừa trong mùa mưa, cách 2-3 tuần/lần tùy tình hình thời tiết. Có thể phối hợp một trong các thuốc trên với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để làm tăng và kéo dài hiệu lực của thuốc.

- Thường xuyên kiểm tra vườn trong mùa mưa, để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời, nhằm làm giảm thiệt hại, giảm chi phí phòng trừ.

Chia sẻ

Trồng trọt

Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích
Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích

33 view | Thứ 2, 22/07/2024 | 08:21 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

51 view | Thứ 3, 16/07/2024 | 08:49 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoan ta
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoan ta

62 view | Thứ 6, 05/07/2024 | 09:47 GMT+7

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm sò đơn giản
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm sò đơn giản

144 view | Thứ 6, 14/06/2024 | 09:07 GMT+7

Hướng dẫn trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
Hướng dẫn trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ

182 view | Thứ 6, 07/06/2024 | 08:25 GMT+7

Con vật từng bán đắt như vàng nay vừa nuôi vừa khóc
Con vật từng bán đắt như vàng nay vừa nuôi vừa khóc

150 view | Thứ 3, 25/06/2024 | 08:47 GMT+7

Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao
Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao

117 view | Thứ 6, 21/06/2024 | 08:39 GMT+7

Quy trình kỹ thuật trồng cây muồng đen
Quy trình kỹ thuật trồng cây muồng đen

277 view | Thứ 7, 01/06/2024 | 09:19 GMT+7

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu thịt
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu thịt

213 view | Thứ 3, 28/05/2024 | 16:33 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài sai quả
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài sai quả

204 view | Thứ 2, 20/05/2024 | 09:25 GMT+7


TOP VIEW