Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Cách chăm sóc cây hoa sứ đẹp

Sứ có nguồn gốc từ các nước vùng nhiệt đới được nhân giống và trồng phổ biến ở nước ta từ những năm 1990. Hiện nay sứ đã được xếp vào bộ môn cây cảnh giải trí phục vụ cho đời sống của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về đặc tính sinh lý và điều kiện sinh trưởng của loại cây này hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.

Điều kiện môi trường cây sứ

Ánh sáng: cây sứ là loại cây ưa ánh nắng trực tiếp, cây không ưa khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều hoặc lạnh khi đó cây sẽ kém phát triển và không ra hoa. Nên trồng cây sứ trước ánh nắng trực tiếp 100% nhiều người đặt cây sứ trong nhà hoặc dưới tán cây to khác thì cây cũng phải triển kém.

Đất trồng: cây không thích ẩm ướt hay ngập úng vì thế đất trồng cần tơi xốp và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Nên trôn đất trồng sứ theo tỷ lệ 1 phần tro trấu, 1 phần trấu sống, 2 phần đất thịt, 1 phần xơ dừa. Dưới đáy chậu luôn phải chừa một lỗ lớn để cây thoát nước tốt vào mùa mưa.

Bón phân: sau một thời gian khoảng 1 năm thì cây sẽ hút hết chất dinh dưỡng ta phải tiến hành thay đất hoặc bón phân. Khi thay đất ta tiến hành cắt rễ, cắt lá để chỗ khô thoáng khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra mần mới ta tiến hành trồng lại. Cây sứ đặc biệt hợp với các loại phân hữu cơ như phân dynamix, phân bò ủ hoai, phân động vật. Do củ của cây sứ chứa nhiều nước nên nếu bón phân hóa học cây rất dễ bị chết rễ.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng hoa súng trong chậu tại nhà đẹp mê li

Cách chăm sóc cây hoa sứ đẹp

Kỹ thuật ghép

Người ta thường ghép sứ sao cho dáng đẹp tròn đều và cân đối tỷ lệ bông dày thì cây sứ mới có giá trị. Cây nguyên liệu thường là cây có rễ đẹp, thân to sau khi được trồng lại cây phát triển mạnh thì ta mới tiến hành ghép.

  • Bước 1: gom tàn bằng cách cắt ngang các cành to khỏe, cành càng lớn thì bo ghép càng phát triển tốt.
  • Bước 2: chọn tược giống từ cây mẹ có hoa đẹp khỏe mạnh, nhiều lá ta tiến hành nhặt lá chọn phần mập nhất để tiến hành ghép.
  • Bước 3: chọn dao thật bén cắt lại cành một lần nữa sao cho thật mịn, để cành gốc và bo ghép có độ kết dính tốt hơn.
  • Bước 4: lấy bọc ni lông có định cành và bo ghép lại với nhau khoảng 12 ngày sau chỗ cành ghép sẽ bắt đầu đâm chồi ta tiến hành gỡ bọc ni lông ra để cây phát triển bình thường.

Để cho cây có nhiều hoa ta tiến hành thu tán mỗi năm 2 lần. Sau khi cắt mỗi cành sẽ tách ra làm hai cành con. Ta lặp lại quá trình này nhiều lần cây sứ sẽ có hoa giày chi chít, tuy nhiên khi thu tán cần lưu ý tránh tưới nước vì lúc này cây không có lá để quang hợp.

Phòng trừ sâu bệnh và cách chăm sóc

Cây sứ có thân mềm dễ trồng dễ chăm sóc công việc nhân giống cũng đơn giản có trồng bằng hạt hoặc giâm cành đều được. Tuy nhiên cây sứ thường bị thối rễ và sâu ăn lá làm mất giá trị của cây vì vậy vấn đề phòng trừ sâu bệnh cũng cần được quan tâm.

Bệnh thối rễ: nguyên nhân là do chậu đất có độ thoát nước không tốt bị ứ nước vào mùa mưa, bão, áp thấp nhiệt đới… Biện pháp giải quyết là thường xuyên kiểm tra nếu cây sứ có bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào cần nhổ cây lên cắt hết rễ thối phơi khô sau đó trồng cây lại.

Bọ trĩ: nằm sâu ở dưới lá cây rất khó diệt, định kỳ phun thuốc chuyên trị bọ trĩ 10 ngày/ lần trong khoảng 1 tháng tình trạng này sẽ hết.

Hàng năm vào dịp từ tháng 1 – tháng 5 mùa khô ta nên tiến hành thay đất và vào phân cho cây sứ. Để khi đón những giọt mưa đầu tiên cây sẽ phát triển mạnh. Cần lưu ý quan sát cây sứ thường xuyên nhất là những khi trời mưa nhiều liên tục có thể dùng bạt che bớt nước vào gốc cây sứ.

Nhân giống: cây sứ sau khi cắt cành có thể giâm trực tiếp từ các cành này khoảng 2 tháng sau cây sẽ bắt đầu mọc rễ và củ để phát triển. Gần đây người ta còn sử dụng hạt của cây để nhân giống với số lượng lớn. Có thể lai tạo các giống với nhau bằng cách thụ phấn cho hoa sau đó sử dụng hạt này để trồng

Cây sứ có nguồn gốc từ sa mạc nên thân củ rễ sứ luôn mọng nước, rễ sứ mọc sâu vào lòng đất để hút nước và phát triển. Sứ là loài cây kiểng không khó trồng tuy nhiên muốn cho cây phát triển tốt, nhiều hoa người chơi cũng cần cung cấp đủ dinh dưỡng, ánh nắng và chế độ nước sao cho vừa phải.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng