1. Tiểu khí hậu cho lan
Phụ thuộc rất lớn vào giá thể trồng lan. Độ ẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng để cây lan phát triển và sinh trưởng tốt! Bạn phải hiểu giá thể bạn trồng lan lên đó. Bạn không cần phải thử nhiều loại giá thể, mỗi năm bạn chỉ cần thử nghiệm và tìm hiểu 1 loại là đủ.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan tuyệt đẹp
– Các bác thường thích chơi nhiều loại lan, mua từ nhiều vườn khác nhau, nhưng khi mang về lại treo cùng 1 giàn với cùng lượng ánh sáng và cùng lượng nước tưới. Đó là 1 sai lầm kha khá! Cùng là Ngọc Điểm, nếu trồng lũa, ngày tôi tưới 2 lần; nếu trồng chậu đất với than, ngày tôi tưới 1 lần; nếu trồng chậu nhựa với mùn cưa thì 3 ngày tôi mới tưới 1 lần.
Chính vì thế nếu vườn nhỏ mà chơi nhiều loại lan thì lắp tưới tự động sẽ hơi kho khó đó!
– Tùy loại lan mà chúng ta có chế độ tướI nước cho hợp lý. Ví như cùng chậu nhựa, cùng trồng với vỏ thông, nếu là Kiều thì tưới ngày 1 lần, còn nếu là Catlaya thì khi nào khô thì tưới, còn nếu đơn thân thì ngày tưới 2 lần tẹt ga… Sai lầm lớn khi lúc nào cũng cố để cho giá thể ước nhách.
Theo kinh nghiệm trồng Bonsai áp dụng sang cho lan đó là giá thể càng ẩm thì lan càng ít rễ, mà lan nhiều rễ thì cũng không tốt lành gì vì khi đó rễ chính là gánh nặng cho cây lan.
– Tùy vào vùng miền mà có chế độ tưới cũng như thời gian tưới cho phù hợp. Ví như ở Cao Nguyên Lâm Viên, mát lạnh tới chân tóc, giữa trưa hè tưới lan vẫn cứ vô tư nhưng ở ngoài Bắc thời gian này 40 độ mà giữa trưa tưới thì cháy lá nhé! Mùa lạnh thì nên tưới lúc trời mát nhất nhé, ko đc quá rét vì quá rét cây sẽ đông luôn ah.
– Tùy tiểu khí hậu và thời tiết mà có chế độ tưới. Thường thì ít nhất nên làm sao mà tưới xong lan có 2 tiếng trở lên giá thể được khô thoáng 1 chút là ổn. Mùa mưa ở Tây Nguyên, các chậu trồng với mùn cưa thì hầu như vài tháng không tưới, nều trồng than thì sau mưa 3 ngày tôi mới tưới, trồng lũa và gỗ thì nay mưa, mai không mưa là phải tưới rồi.
– Tùy vào cây lan có nhiều rễ hay không và độ hấp thụ nước mà tưới tắm cho hợp lý. Nếu thấy lá nhăn nheo, teo tóp, vàng quạch thì phải hạ xuông thấp, hạ ánh sáng, tăng độ ẩm lên. Cây non hay cây mới ghép thì phải để chỗ mát, độ ẩm cao…v.v…
Tóm lại: Tùy nơi tùy cây và tùy lúc nhé. Phải hiểu giá thể mình ghép. Phải dùng mắt quan sát, tay sờ soạng vuốt ve nắn bóp cảm nhận, dùng đồng hồ đo độ ẩm…. Phải hiểu loại lan mình chơi cần gì… Từ từ bạn sẽ có kinh nghiệm riêng phù hợp với bạn nhất, nói chung là chơi lan bạn phải HIỂU LAN, có tiền chơi được 1 mùa, nhưng có KINH NGHIỆM thì chơi đc vô số mùa!
2. Vấn đề làm mái che mưa
– Tránh mưa sẽ tránh được chút gì đó axit (pH<7) để chăm lan con và keiki cho hiệu quả hơn.
– Chơi được các em nhiều lông, lông càng rậm càng khó và càng đen càng khó… ví dụ Thanh Hạc, Bạch Hạc, Bạch Hỏa Hoàng, Dendro Kontum, Trinh Bạch, Nhất Điểm Hồng, Nhất Điểm Hoàng, Hoàng Thảo Vạch Đỏ, Hoàng Thảo Lông Trắng, Kim Điệp Bắc (Nhựa, Sáp, Thơm), Đại Bạch Hạc, Thạch Hộc Tía….
Có nhà vườn không cần phủ Nilon vẫn trồng được các thể loại trên vì họ làm rất khoa học từ khâu chọn giống tới xử lý, ghép và chăm bón, xịt thuốc rất đều, chuẩn thuốc và bài bản….
– Thuần được những em khó tính LÁ MỎNG như Trúc Mành, Trúc Quan Âm, U Lồi, Ý Ngọc, Ý Thảo 3 Màu…..
– Tiết kiệm tiền thuốc thối nhũn, nấm…. khá nhiều. Tỉ lệ là thuốc bên ngoài 3 thì trong mái che mưa chỉ 1 hoặc.
Cái gì cũng có 2 mặt của nó, cây sẽ phải bón nhiều phân, tưới nhiều nước hơn, lúc trời đang mưa lại đem máy ra tưới cho lan.