Kinh nghiệm hay trong quản lý nuôi ong theo thời vụ

Thứ 7, 22/06/2019 | 13:12 GMT+7

Tùy theo thời vụ nuôi ong khác nhau mà người nuôi ong có cách xử lý và chăm sóc riêng biệt cho đàn ong, giúp tăng năng suất và chất lượng mật ong.

Nuôi ong không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ban đầu không lớn, không tốn nhiều nhân lực lao động. Nuôi ong là nguồn tăng thu nhập lớn cho người nông dân. Mật ong có giá bình quân từ 80.000 – 90.000 đồng/kg.

>>> Xem thêm: Nuôi ong mật chất lượng cao

Kinh nghiệm hay trong quản lý nuôi ong theo thời vụ

Nhưng do kỹ thuật nuôi và quản lý đàn ong còn nhiều hạn chế nên năng suất mật còn thấp. Nếu quản lý tốt đàn ong theo mùa vụ có thể tăng năng suất mật lên 2-3 lấn. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm quản lý đàn ong theo mùa vụ của các hộ đã nuôi ong trong nhiều năm, đạt hiệu quả kinh tế cao:

1. Đối với vụ xuân hè( tính từ 20/2- 15/6)

Thời điểm này trong tự nhiên có nhiều nguồn hoa dồi dào và phong phú (cam, xoài ,vải, nhãn, các loài hoa rừng…). Thời tiết thường có mưa phùn và mưa kéo dài ảnh hưởng đến hoa và quá trình thu phấn của ong.

Quản lý đàn ong: Đầu vụ cần có biện pháp chống rét cho ong, đặt ổ cần tránh hướng gió đông bắc. Dùng bao tải hoặc rơm rạ ủ ấm cho tổ ong. Trong thời gian này cần cho ong ăn thêm kháng sinh để phòng bệnh (nhất là bệnh thối ấu trùng). Cuối tháng 4 cần tạo chúa để thay thế chúa đã già hay chia đàn. Cần tận dụng mũ chúa tự nhiên, nhất là mũ chúa của đàn ong khỏe.

Khôi phục đàn ong đầu vụ: Chuyển ong đến vùng có nhiều hoa, bỏ bớt cầu xấu thay thế cầu mới để kích thích ong chúa đẻ khỏe. Cắt gốc bánh tổ, sửa bánh tổ để ong có điều kiện cơi nới thêm. Đầu vụ do mật hoa chưa nhiều nên có thể cho ong ăn thêm đường theo tỷ lệ 1: 1 (1kg đường pha trong 1 lít nước), cho ong ăn làm nhiều lần nhưng số lượng mỗi lần ăn ít để kích thích đần ong xây tầng và kích thích ong chúa đẻ.

Phòng chống ong chia đàn tự nhiên: Cần cho ong xây tầng kịp thời để ong non mới vũ hóa có đủ việc làm, thay chúa già bằng chúa trẻ. Đặt tổ ong nơi râm mát, chuyển ong từ thùng hẹp sang thùng rộng hơn, đổi cầu nhộng của đàn ong khỏe thay thế cầu của đàn ong yếu để có chỗ cho ong chúa đẻ, diệt bớt ong đực, dùng kim châm vào mũ chúa hoặc vặt bỏ mũ chúa. Sau vụ hoa, cần chủ động động chia đàn để chuẩn bị đàn ong cho vụ mật sau.

2.Vụ hè thu ( tính từ 16/6 – 20/8)

Thời điểm này nhiệt độ cao nhất trong năm, mưa nhiều ảnh hưởng không tốt tới đàn ong. Ngoài ra còn có các loại dịch hại như chuồn chuồn, ong rừng quấy phá. Ví vậy đàn ong trong vụ hè thu chỉ cần duy trì ở mức độ tồn tại để có nguồn ong cho vụ sau.

Quản lý đàn ong: Chống nóng, che mưa cho tổ ong, đặt tổ ong dưới bóng cây râm mát có che phủ phía trên. Để đề phòng ong rừng phá hoại cần thu hẹp cửa tổ, nơi ra vào của ong, trát kín các khe hở quanh thùng ong. Bỏ bớt cầu cũ, cầu bị nhiễm bệnh để tăng khả năng chống chịu của ong, rút cầu nhộng già, nhập đàn ong yếu không có khả năng tự duy trì vào đàn ong khác. Sau 2-3 tuần kiểm tra một lần nếu thấy lỗ tổ chỉ có 1/3 mật thì cho ong ăn bổ sung thêm đường theo tỷ lệ 1,5 : 1 (1,5 kg đường hòa trong 1 lít nước), cho ong ăn đến khi thấy lỗ mật được vít nắp thì dừng. Vào vụ hoa phải quay riêng mật đường để cho ong ăn. Thời kỳ này cần bổ sung thêm đạm như sử dụng phấn hoa dự trữ đổ vào máng đặt trong thùng ong cho ong ăn trực tiếp hoặc trộn 100 gam phấn hoa với nước đường thành bột sệt phết vào cầu cũ cho mỗi lần ăn của đàn ong.

Bổ sung muối khoáng: Hòa 7- 8gam muối ăn/1 lít nước đổ vào máng ở ngăn thùng cho ong ăn.

Lưu ý cho ong ăn vào chiều tối, khi cho ăn không được làm rơi vãi, sáng hôm sau kiểm tra nếu thức ăn còn thừa phải cất đi, nếu cho ong ăn lại phải được đun sôi để nguội mới được cho ăn.

3.Vụ thu đông ( tính từ 25/8 – 20/11)

Đây là thời điểm thời tiết thuận lợi nhất trong năm, ít mưa, nhiệt độ vừa phải nhưng cần chú ý thời tiết khô hanh. Vụ này nguồn thức ăn của ong khá phong phú gồm nguồn mật hoa như táo, bạc hà… và nguồn phấn hoa như ngô, phấn của hạt lúa thời kỳ phơi mầu…

Quản lý đàn ong: Cho ong ăn bổ xung để kích thích đàn ong đẻ và xây thêm cầu mới mặc dù nguồn hoa đã dồi dào. Tạo chúa vào cuối tháng 10- đầu tháng 11 chuẩn bị cho ong qua đông và thay chúa già.

Chống khô hanh cho đàn ong: Từ tháng 10 – tháng11 thường xuất hiện các đợt khô hanh nên ong thường bốc bay. Do đó khi trời hanh khô cần dùng nước nước phun quanh thùng ong, dùng giẻ thấm nước để cạnh ván ngăn, trát kín thùng ong tránh thoát hơi nước.

4. Vụ đông xuân ( tính từ 21/11 – 15/2)

Thời điểm này nhiệt độ thấp nhất trong năm, nguồn mật hoa ít.Ví vậy biện pháp quản lý đàn ong phải cần chú ý những vấn đề như: Không đặt tổ ong quay về hướng đông bắc, nên đặt tổ ong nơi khuất gió, hạ thấp chân thùng, tăng cường giữ ấm cho đàn ong bằng cách dùng rơm rạ phủ trên thùng ong, cho ong ăn thêm, vít bớt cửa tổ và giảm bớt số lần kiểm tra đàn ong. đặc biệt cần cung cấp đủ thức ăn cho đàn ong khỏe mạnh để chúng tăng khả năng chống rét.

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

1198 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

1252 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1704 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

1122 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1968 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

48 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

69 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

62 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

73 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7


TOP VIEW