Kỹ thuật chăm sóc thỏ sinh sản

Thứ 5, 14/02/2019 | 16:37 GMT+7

Để nuôi và chăm sóc thỏ cái đẻ là một vấn đề hết sức quan trọng. chăm sóc sao cho thỏ mẹ khỏe để đàn thỏ con sau sinh cũng khỏe mạnh. Dưới đây là Kỹ thuật chăm sóc thỏ sinh sản

Tỷ lệ thỏ đực/cái ở các cơ sở giống

Một đực giống tốt có thể phụ trách phối giống cho 5-6 con cái. Nhưng tại các gia đình có đàn cái quy mô nhỏ hoặc ở cơ sở nhân giống thuần quy mô lớn thì nên ghép một đực với 4-5 cái. Như vậy tạo điều kiện phối giống kịp thời, không lỡ kỳ động dục của thỏ cái. Tiện cho việc cai sữa, chăm sóc và xuất bán sản phẩm đồng loạt.

>>> Xem thêm: Lựa chọn mô hình nuôi thỏ phù hợp

Kỹ thuật chăm sóc thỏ sinh sản

Tuổi động dục và phối giống lần đầu của thỏ cái

Thỏ cái bắt đầu động dục và có thể chịu đực lúc 4-5 tháng tuổi. Đối với thỏ ngoại tuổi phối giống thích hợp là lúc khối lượng cơ thể đạt 3kg trở lên, thỏ lại đạt trên 2,6kg (5,5 – 6 tháng tuổi). Nếu cho phối sớm trước 5 tháng tuổi thì đàn con sinh ra yêu, kém phát triển và đời giống của bố mẹ ngắn hơn, bởi vì cơ thể thỏ trước 5 tháng tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh.

Chu kỳ động dục của thỏ thường là 10 – 16 ngày,thời gian động dục kéo dài 3 – 5 ngày. Thỏ cái động dục sớm hay muộn, đúng kỳ hay không là do thể lực, trạng thái sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và môi trường khí hậu  quyết định. Có những con thỏ mẹ béo quá, hoặc mắc bệnh gầy yếu, mùa hè nóng kéo dài, mùa đông rét buốt, khi thỏ thay lông, thức ăn thiếu khoáng, thiếu sinh tố… đều là nguyên nhân làm thỏ không động dục hoặc ít hưng phấn chịu đực. Khi thấy lâu ngày không động dục không phối giống được thì phải kiểm tra xác định yếu tố nào gây ảnh hưởng để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Biểu hiện của thỏ động dục

Nêu phát hiện động dục qua quan sát bằng mắt thì rất khó, mà chủ yếu kiểm tra niêm mặc âm hộ của chúng. Bình thường niêm mạc âm hộ của chúng có màu hồng nhạt, nếu động dục thì chuyển sang màu đỏ tươi, sưng tấy lên, khi thỏ cái có biểu hiện động dục đến ô chuồng thỏ đực thì chịu đực: mông và đuôi cong lên, chờ thỏ đực giao phối. Khi niêm mạc âm hộ chuyển sang màu đỏ thẫm, tím bầm là kết thúc kỳ động dục, thỏ không chịu đực nữa.

Phối giống cho thỏ

Phải bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực xác định, nếu bắt ngược lại thì thỏ đực lạ chỗ khó làm quen với thỏ cái và thỏ cái thường kháng lại thỏ đực. Thỏ đực sản xuất tinh trùng liên tục nhưng mỗi ngày chỉ nên cho nhảy giao phối tối đa hai lần để có khả năng thụ thai chắc chắn.

Ở cơ sở giống thương phẩm thì con cái nên phối hai lần liền với hai con đực khác nhau, con đực trước già hơn con đực sau, để tinh trùng thỏ trẻ tăng cường hoạt lực cho tinh trùng thỏ già phối được trước. Còn ở cơ sở nhân giống thuần chủng thì chỉ được phối lặp lại, lần sau phải cách lần trước 4-6 giờ để tăng tỷ lệ thụ thai và thêm số con sơ sinh.

Khi giao phối, nếu thỏ đực tốt thì đến gần con cái làm quen, ngửi con cái một lát rồi nhảy. Nếu con cái động dục thì chạy quanh lồng mấy vòng rồi dừng lại nâng mông cho thỏ đực nhảy.

Khi giao phối được thì con đực co mình ngã lăn cạnh con cái và kêu lên, lông quanh âm hộ con cái bị thấm ướt tinh dịch. Ngược lại, nếu con cái không chịu đực thì cứ chạy trốn rồi nằm áp mông cụp đuôi uống đáy lồng chỉ làm mệt con đực mà thôi.

Có một số con cái động dục nhưng do sợ hãi cũng không cho con đực phối, trường hợp đó ta cần kéo con cái ra giữa lồng và luồng tay xuống dưới bụng nhẹ ngàng nâng mông thỏ cái lên cho con đực nhảy.

Nếu gia đình có đàn thỏ giống tốt, khỏe mạnh, nuôi dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho chúng thì có thể cho đẻ liên tục, tức là sau khi đẻ 36-48 giờ thì cho giao phối giống ngay. Nếu không chửa ở chu kỳ động dục đồng thì phải phối giống vào chu kỳ động dục sau.

Khám thai cho thỏ

Mục đích là xác định được thỏ có chửa hay không để có kế hoạch chuẩn bị cho ổ đẻ vào lồng. Nêu thỏ không chửa thì tiếp tục kiểm tra động dục để kịp thời cho phối lại, không cần phải chờ đến kỳ đẻ mới phát hiện, sẽ lỡ mất chu kỳ động dục.

Có thể khám thai vào ngày thứ 10 sau khi phối giống bằng cách nắn vuốt thai nhẹ nhàng trong tử cung qua thành bụng ở vùng xương chậu, gần cột sống. Nếu thỏ chửa thì thấy thai mềm ở dạng hòn cục nhỏ bằng đầu ngón tay cái hoặc ngón chân di chuyển qua  lại trong tử cung.

Chuẩn bị thỏ đẻ

Nếu thỏ có chửa thì đến ngày thứ 28 sau khi phối phải đặt ổ đẻ vào lồng, ổ đẻ phải có đồ lót là cỏ khô, rơm hoặc vỏ bào mềm, sạch, không mốc, thỏ sẽ vào ổ đẻ và cào bới đồ lót, cắp thức ăn thô vào ổ, ăn cả một phần đồ lót.

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

1198 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

1252 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1704 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

1122 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1968 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

48 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

69 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

62 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

73 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7


TOP VIEW