Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng

Thứ 6, 26/04/2019 | 07:12 GMT+7

Đinh lăng là loại cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất đai với khí hậu khác nhau, miễn là đất thoát nước tốt, không bị ngập úng. Sau đây là Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng.

Chăm sóc định kỳ cho cây đinh lăng

Tưới nước: Giai đoạn cây còn nhỏ (6 tháng đầu) thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây nếu trời không mưa. Sau này bộ rễ phát triển thì tùy theo tình hình cây mà tưới nước phù hợp. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, bộ rễ dễ bị nấm bệnh tấn công

>>> Xem thêm: Trồng cây đinh lăng làm giàu

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng

Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rập rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, cạnh tranh không gian sinh trưởng, vừa là nơi trú ngụ mầm bệnh. Mỗi năm tiến hành làm cỏ 4-5 lần tùy theo tình hình cỏ dại, khi cây qua năm thứ 2, để hạn chế cỏ dại đồng thời cải tạo đất, giữ ẩm… có thể cân nhắc trồng thêm cỏ lạc dại giữa các hàng.

Bón phân: Ngoài việc bón lót như đã đề cập ở phần chuẩn bị đất, sau khi trồng cần tiến hành bón thúc bằng phân ure với liều lượng 80kg/hecta. Việc bón thúc thực hiện 2-3 lần suốt năm đầu tiên. Đến cuối năm thứ 2, sau khi cắt tỉa cành tiến hành bón thúc lần thứ 2 để kích thích cây ra cành mới, nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra mỗi năm bổ sung thêm 10 tấn phân chuồng (bón 1 lân), 500-600kg NPK (chia thành 2-3 lần) cho mỗi hecta đinh lăng.

Cắt tỉa cành: Sau khi trồng khoảng 6-9 tháng chiều cao cây đạt từ 50-100cm tiến hành hãm ngọn lần 1, hãm cách mặt đất khoảng 20cm, sau đó nuôi lại 2-3 chồi. Cuối năm thứ 2 tiến hành hãm ngọn lần 2, và nuôi lại chồi tương tự như lần đầu. Phần thân cành dư ra có thể dùng để tiếp tục nhân giống hoặc cung cấp cho các vườn ươm cây giống để cải thiện kinh tế

Phòng trừ sâu bệnh cho đinh lăng

Giai đoạn ươm cây trong vườn ươm: Cần tiến hành che bằng bạt nilon để hạn chế nước mưa tiếp xúc trực tiếp, cây sẽ ít bị tình trạng rụng lá. Bên cạnh đó cần kết hợp phun các thuốc trừ nấm như Ridomil Gold, COC85 và các thuốc trừ sâu bọ cắn hại cây như Furadan, Basudin

Giai đoạn năm đầu tiên: Thường bị rầy mềm, sâu ăn lá, ốc sên ăn vỏ… có thể phòng trừ bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn. Phun định kỳ 1-2 tháng 1 lần. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng bột khơi nhẹ đất quanh gốc và rải một ít thuốc để phòng trừ các loại sâu bệnh hại rễ, hại gốc.

Các năm về sau: Nhìn chung cây đã khỏe mạnh và rất ít sâu bệnh, công tác chăm sóc chỉ đơn giản là bón phân và tưới nước, rất nhàn.

Chia sẻ

Trồng trọt

Trồng trọt


TOP VIEW