Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng leo

Hoa hồng leo là giống cây trồng được yêu thích hiện nay, có khả năng sinh trưởng, kháng bệnh rất tốt, ưa nắng nên rất thích hợp với khí hậu tại Việt Nam.

Hoa hồng leo là loài cây sống rất khỏe và có thể sống tốt ở các vùng đất khô cằn, cây có thể chịu hạn khá tốt, ít khi bị bệnh và sâu hại. Cây cho ra nhiều hơn tất cả các loài hoa hồng khác hiện nay. Hoa thường ra theo chùm và có nhiều màu sắc khác nhau, khá là đẹp, rực rỡ. Hoa hồng leo có rất nhiều loài, hoa có nhiều màu: tím, đỏ, trắng, và thường được ưu chuộng nhất là màu hồng.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng hoa hồng nhiều nụ nhất

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng leo

Dù cho cây có sức sống tốt, có khả năng kháng bệnh cao, nhưng nếu bạn không biết cách chăm sóc cây đúng cách thì cây rât dễ bị sâu bệnh tấn công hoặc cho ra rất ít hoa và cây thường có hoa rất nhỏ.

Thân cành màu nâu xám có nhiều lông cứng và gai ngược, lá kép lông chim gồm 5-9 loài nhỏ dài 2-5cm hình bầu dục, hoa đơn tính mọc chùm thường là màu tím, mùi thơm, đường kính hoa 6-8cm, hoa nở vào tháng 4-5. Quả hình cầu dẹt màu đỏ gạch, cây cao có thể 1-2m. Hoa hồng leo là cây ưa sáng, chịu lạnh, ưa thông thoáng, mát mẻ, nhiệt độ thích hợp là 15- 25oC.

Sau khi trồng cây được khoảng từ 15 đến 20 ngày cây sẽ phát triển rất nhanh, lúc này cây bắt đầu phát triển manh. Cây mọc khoảng được 1m ta bắt đầu ngắt ngọn của cây đi

Vì sao lại ngắt ngọn cây: khi ta ngắt ngọn của cây là để cây có thể mọc ra nhiều nhánh hơn và nhiều chồi non mọc lên để tao cho cây nhiều nhánh và nhiều cành hơn.

Sau khi cây được khoảng 2 tháng sau khi trồng cây đã rất phát triển và lúc này ta liên tục ngắt ngọn của cây và uốn cây trĩu xuống để cho cây không mọc cao lên nữa.

Tại sao lại liên tục ngắt ngọn của cây và không cho cây mọc lên cao : Điều này khá là dễ hiểu. Vì một cây hoa hồng leo, điều kiện để cây ra hoa đó là cây phải có nhiều cành và cành cây phải già đi và bị bấm ngọn nhiều lần khi đó sẽ kích thích cây ra hoa nhanh hơn và cây phải không được mọc thẳng đứng lên nữa khi đó cây mọc ngang sẽ kích thích cây nhanh ra hoa hơn.

Tưới nước: Vào mùa khô nên tưới nước cho cây vào buổi sáng, tưới vừa đủ, tránh tưới quá nhiều gây ngập úng bộ rễ, chỉ tưới nước quanh gốc, tránh tưới lên lá và hoa có thể tạo điều kiện cho nấm có hại phát triển trên cây. Vào mùa đông, cách 3 ngày tưới nước một lần, lượng nước tưới ít do độ ẩm trong không khí cao nếu tưới nhiều khiến cây bị ngập úng dễ sâu bệnh. Đặc biệt, tuyệt đối không tưới nước vào ban đêm tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.

Bón phân: Vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ cho cây, phân phải chứa nitơ, phosphor và Kali để tạo bông. Vào mùa hè không nên bón phân có nitơ. Vào mùa thu nên bón phân có nhiều kali để tạo thân gỗ.

Cắt tỉa: Chỉ tỉa một số cành nhỏ, tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột, hoa tàn nên cắt bỏ 1 đoạn khoảng 2 -3 đốt lá (do mầm ở những đốt này sẽ làm yếu cây và tạo những bông hoa nhỏ). Lúc cắt tỉa phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra những chồi mới. Trong quá trình chăm sóc, chú ý tỉa bớt những nhánh xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa cho nhánh khỏe.

Khi chăm sóc: Tưới nước bằng vòi phun nhẹ vào buổi sáng (tránh tưới trực tiếp lên lá và hoa mà chỉ tưới quanh gốc phòng trường hợp nước tưới ứ đọng tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển). Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, rong biển… để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như: phân NPK hay DAP… xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại. Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới.

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng leo

Phần trên bạn đã được hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng leo rồi, tuy nhiên nếu chẳng may hoa hồng leo của bạn bị thiếu chất, bị sâu bệnh hoặc nấm lá tấn công hãy tham khảo một số kinh nghiệm trị bệnh sau:

Nếu lá cây xanh sẫm, mọc chậm, gân lá vàng, có màu tím, cuống lá tím dễ rụng là do hoa hồng leo thiếu Photpho (P) cần bổ sung ngay.

Nếu lá phía dưới có đốm, đầu lá và mét lá khô vàng, biến nâu và xoăn, lá phía dưới rụng là do hoa hồng leo thiếu Kali (K) cần bổ sung ngay.

Nếu lá phía dưới vàng, xuất hiện đốm khô, gân lá không vàng, mép lá cuống ngược, giữa gân lá vàng khô là do hoa hồng leo thiếu Magie (M) cần bổ sung ngay.

Nếu lá mới rụng vàng, nhưng gân lá xanh, đầu lá khô và lan rộng, chỉ có gân lá màu xanh là do hoa hồng leo thiếu Sắt (Fe) cần bổ sung ngay.

Nếu lá mới bị vàng, chỉ có gân màu xanh, hình thành mạng lưới nhỏ, đốm bệnh ở khắp mặt lá, hoa nhỏ là do hoa hồng leo thiếu Mangan (Mn) cần bổ sung ngay.

Nếu lá mới xanh nhạt, nhạt vùng giáp giới gân lá và thịt lá, có lúc có đốm, nhưng lá không khô là do hoa hồng leo thiếu Sunfuric (S) cần bổ sung ngay.

Bệnh phấn trắng: dấu hiệu nhận biết lá cây bị phủ bởi bột phấn màu trắng xám khiến ngọn non, chồi non, lá non bị tấn công ở cả hai mặt lá. Nặng hơn cả thân, cành nụ và hoa đều bị tấn công làm hoa biến dạng không nở, thân khô, giảm nụ và làm chết cây. Điều trị: dùng thuốc Score 250 EC, Vieteam 80wp, Efigo 480sc.

Bệnh đốm đen: Dấu hiệu nhận biết lá cây xuất hiện hình tròn hoặc bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen xuất hiện cả hai mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt. Điều trị: dùng thuốc Score 250 EC.

Bệnh mốc sương: Dấu hiệu nhận biết lá cây xuất hiện đốm có hình dạnh bất định màu vàng, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi đốm vàng ăn lan dần ra, liên kết với nhau làm lá vàng rụng. Bệnh xuất hiện ở những lá già và lan dần lên phần trên. Điều trị: dùng thuốc Bendazol 50WP, Ridomil Gold, Efigo 480sc.

Bệnh gỉ sắt: Dấu hiệu nhận biết lá cây xuất hiện ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu gỉ sắt, thường hình thành mặt dưới lá. Mặt trên lá mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, cây còi cọc. Điều trị: phun thuốc Anvil 5 SC, see 12WP, Efigo 480sc.

Bệnh thán thư: Dấu hiệu nhận biết lá cây xuất hiện hình tròn nhỏ ở giữa màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen, hình thành từ chóp lá, mép lá hoặc giữa phiến lá. Bệnh hại lá bánh tẻ và là già. Điều trị: phun thuốc Topan, Fusin, Score 250 EC, Efigo 480sc.

Rệp: Nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm 70 – 80% tạo điều kiện thuận lợi cho rệp phát triển nhanh nhất trong năm. Rệp có mầu xanh nhạt hoặc đỏ, xám. Rệp tập trung ở ngọn, mầm non và nụ hoa.

Trị bệnh: Thay vì dùng thuốc diệt rệp, nên làm cách rất đơn giản như sau: dùng một miếng bông, thấm nước và nhẹ ốp miếng bông vào ngọn cây có rệp, rệp sẽ bám dính vào miếng bông. Liên tục 3 – 5 ngày là sạch bóng rệp. Nếu nhiều, có thể dùng thuốc Supaside 40 ND nồng độ 0,15%, Supathion, Thiodal.

Nhện đỏ: cư trú ở mặt đất, chích hút dịch trong mô lá làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng, khi có dấu hiệu này dùng Peganus 500 SC 7 – 10 hoặc Ortus 5SC.

Sâu: Sâu đẻ trứng từng ổ dưới mặt lá, có thể ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc Supracide, Pegacus 500 SC, Cyperin 5EC.

Ngoài việc biết cách chăm sóc hoa hồng leo, bạn cần phải biết chẩn đoán bệnh, để mau chóng cứu cây kịp thời.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng