1. Xử lý hạt giống
– Theo kinh nghiệm nếu gieo hạt trực tiếp vào khay nhựa, thùng xốp (hoặc chậu, ly) khi hạt giống chưa ngâm nước thì có thể gieo đều, đơn giản, ít tốn thời gian nhưng khả năng nảy mầm của hạt giống thấp và phải tưới giữ ẩm khi gieo.
– Ngâm hạt trong nước rồi phơi ngoài nắng khoảng 2 – 8h (tuỳ theo loại hạt) rồi mới gieo vào giá thể, cách này khó gieo cho đều vì khi ngâm nước hạt thường hay dính.
– Đối với hạt giống của các loại rau cải, cải xanh, cải ngọt, cải thìa, rau dền, rau đay, xà lách, rau muống, ta có thể gieo trực tiếp, không cần phảo chần qua nước vì chúng rất dễ nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm cao.
– Hạt giống các loại rau gia vị như hành, ngò, hẹ, cần tây… chúng ta cần xử lý để tăng tỉ lệ bẩy mầm của hạt bằng cách, ngâm hạt trong nước có nhiệt độ khoảng 30oC-35oC (hay là 2 sôi + 3 lạnh) trong 4-5 giờ, sau đó vớt ra trải đều hạt trên khăn giấy đã thấm nước hoặc cát đen ẩm cho vào một hộp/ chậu/ thùng nhỏ phù hợp.
– Khăn giấy để ủ hạt giống được lót trong một cái hộp phẳng đáy và giữ nước đủ ướt lớp giấy thấm (tuỳ theo thời gian nảy mầm của hạt mà lớp giấy thấm dày hay mỏng cũng như lượng nước ít hay nhiều, thời gian nảy mầm của hạt giống được nhà sản xuất ghi trên bao bì), 1-2 ngày sau để cho hạt nứt vỏ, rễ mầm nhú ra, lúc này ta mang hạt giống gieo vào giá thể trồng. Với phương pháp này thì tốn công nhưng tỉ lệ nẩy mầm cao.
>>> Xem thêm: Biện pháp phòng trừ bệnh hại trên rau cải thảo
2. Chuẩn bị giá thể để gieo
– Hiện nay trên thị trường có cung cấp sẵn giá thể trồng rau, ta có thể mua về hoặc tự trộn hỗn hợp gồm xơ dừa, hoặc mùn cưa với phân trùn quế nguyên chất (loại phân hữu cơ sạch rất an toàn cho rau ăn lá), cho giá thể vào khay nhựa (thùng xốp, chậu, ly) và để cách mép dụng cụ trồng khoảng 5cm để khi tưới giá thể không tràn ra ngoài.
– Dùng bình tưới nhỏ giọt phun lên bề mặt giá thể để nước ngấm dần dần nhằm mục đích tạo độ ẩm cho chất trồng trước khi ta gieo hạt.
– Tùy theo kích cỡ dụng cụ trồng và mục đích của người trồng là ăn rau mầm hay rau ăn lá mà lượng hạt sử dụng nhiều hay ít, gieo dày hay gieo thưa. Với hạt giống đã xử lý, sau khi hạt vừa nứt vỏ, rễ mầm vừa nhú ra ta có thể dùng que gỗ hay muỗng nhựa trãi đều hạt giống trên mặt giá thể và lấp một lớp mỏng giá thể tươi xốp lên . Nếu ta gieo hạt giống trực tiếp, nên phủ một túi nhựa mỏng hay giấy báo lên vật dụng trồng rau để giữ độ ẩm và hơi ấm cho hạt nẩy mầm nhanh.
– Bỏ các vật che đậy sau khi thấy hạt giống nảy mầm và nhú lên khỏi mặt đất (có 2 lá mầm) thường là từ 3 đến 4 ngày. Nếu thời gian che đậy kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây do cây non nảy mầm nhú lên khỏi mặt đất cũng cần ánh sáng và không gian, các vật dụng che chắn sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp các điều kiện tự nhiên này. Di chuyển khay hạt đến chỗ có ánh đèn hoặc có ánh sáng tự nhiên để hạt tiếp tục phát triển.