Kỹ thuật nuôi Dúi làm giàu

Thứ 3, 08/11/2016 | 11:01 GMT+7

Hiện nay, nuôi dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay dúi không đủ cung cấp cho thị trường.

Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi rất dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp ( chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Dúi đẻ rất sai, một năm 4 lứa mỗi lứa 3 – 6 con. Trước nhu cầu của thị trường thì con dúi đang được bà con nông dân trên cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng đã đưa vào nuôi, tuy nhiên mô hình nuôi dúi xuất hiện chưa nhiều mặc dù những mô hình nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi dúi (cách làm chuồng, thức ăn, sinh sản.... )

Kỹ thuật nuôi dúi sinh sản, chuồng trại, thức ăn...

Để nuôi dúi, chúng ta nên chú ý một số kỹ thuật cơ bản sau:

1. Chuồng trại và dụng cụ nuôi:

Dúi thích ánh sáng tán xạ, cho nên chuồng nuôi nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền và sân chuồng nên tráng bằng bê tông dốc 1 – 2%, dày 8 – 10cm để dúi không đào hang chui ra ngoài và thoát nước xung quanh rào bằng lưới ô vuông hoặc lưới B40, cao 1,0 – 1,5 m, phía trước có cửa ra vào thuận lợi. Mỗi ô chuồng nuôi 1 – 2 con chỉ cần khoảng 1m. Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng.

Trong tự nhiên, dúi hay ở hang nên ta cũng có thể làm hang nhân tạo cho dúi (bằng tôn uốn cong hoặc bằng ống cống đường kính 30 – 40 cm) và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh.

2. Thức ăn:

Thức ăn của dúi phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung khoáng, sinh tố, thức ăn động vật gồm: côn trùng, ốc, giun đất…

Về khẩu phần thức ăn trung bình cho 1 con/ngày như sau:

– Dúi 2 – 3 tháng tuổi: 50 – 100 g rau, củ quả; 5 – 10 g thức ăn hỗn hợp và 5 – 10 g lúa, ngô, đậu các loại.

– Dúi 3 – 6 tháng tuổi: 100 – 250 g rau, củ, quả; 10 – 15 g thức ăn tổng hợp; 5 – 15 g thức ăn hạt thóc, đậu và 3 – 10 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.

– Dúi 6 – 9 tháng tuổi: 250 – 350 g rau, củ, quả; 15 – 30 g thức ăn tổng hợp; 15 – 30 g thức ăn hạt các loại và 10 – 20 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.

Có thể thay dầu dừa, dầu phộng bằng giun đất, côn trùng (kiến, mối, sâu, bọ…), thức ăn tinh hỗn hợp có thể dùng thức ăn viên dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi của các hãng chế biến thức ăn.

Có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì dúi không cần uống nước hoặc uống ít nước. Thức ăn còn thừa sau 12 giờ, bị úa vàng, chua, mốc phải bỏ đi, đảm bảo cho dúi thức ăn tươi, xanh, sạch đề phòng bệnh tiêu chảy, dúi sẽ khỏe mạnh ít dịch bệnh.

Dúi thường chịu rét tốt hơn chịu nóng, nếu nóng trên 350C, cần có quạt thông gió cho thoáng mát.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng và thu hoạch:

Dúi giống để nuôi thường được 2 – 3 tháng tuổi, trọng lượng 1,5 – 2,0 kg/con, đã quen ăn các thức ăn do con người cung cấp trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo.

Trước khi bán thịt 30 – 40 ngày, vỗ béo cho dúi bằng cơm, tấm gạo, ngô xay 60 – 70% trộn với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp loại dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi 30 – 40%. Dúi tăng trọng rất nhanh và béo khỏe, có thể đạt 0,5 – 0,7 kg/tháng, bán được giá, cho hiệu quả kinh tế cao.

4. Phòng và chữa bệnh:

Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp. Con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột.

* Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 – 2 lần/tháng.

* Bệnh đường ruột: Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy. Có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có trang trại ở Thôn Lâm Xuyên – Tam Hồng – Yên Lạc đang nuôi dúi sinhsản cho hiệu quả cao. Trang trại sẵn sàng đón tiếp bà con nông dân đến tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm nuôi  dúi cho hiệu quả kinh tế cao và cung cấp con giống chất lượng tốt cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh.

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

983 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

935 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1400 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

901 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1664 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Động vật hoang dã


TOP VIEW