Kỹ thuật phòng trừ bệnh chổi rồng hại sắn

Thứ 2, 21/01/2019 | 15:15 GMT+7

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chổi rồng trên cây sắn, vì vậy công tác phòng bệnh là chính. Sau đây là nội dung chi tiết:

Triệu chứng: Hom giống bị nhiễm bệnh chổi rồng lên mầm và sinh trưởng kém, lóng thân của mầm ngắn, lá thường nhỏ hơn bình thường. Chồi của những cây bị bệnh thường rụt ngắn, cây thấp lùn. Trên thân cây đang sinh trưởng, tại các mầm ngủ thường mọc rất nhiều chồi phụ. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng củ nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh virus khảm lá sắn

Kỹ thuật phòng trừ bệnh chổi rồng hại sắn

Đối với những cây bị nhiễm bệnh nhẹ và thời điểm nhiễm bệnh muộn, khi đến gần thời kỳ thu hoạch thì ngọn cây bị chết khô, các chồi trên thân mọc thành nhiều chùm nhánh như bụi cỏ, cây thường ít của và củ rất nhỏ.

Khi bị nhiễm bệnh nặng, thân cây có biểu hiện chảy mủ và chuyển màu nâu xám.

Nguyên nhân: Kết quả phân tích và giám định của Viện Bảo vệ thực vật cho thấy, tác nhân gây lên bệnh chổi rồng trên sắn là do một loài dịch khuẩn bào (tên khoa học là Phytoplasma). Đây là một loài dịch hại chuyển tiếp từ virus và vi khuẩn.

Điều kiện phát sinh gây hại: Bệnh chổi rồng hại sắn thường phát sinh lây lan qua 2 con đường:

+ Hom giống bị nhiễm bệnh.

+ Do một loài rầy xám (tên khoa học Hishimonus phycitis) là môi giới lan truyền bệnh.

Bệnh thường phát sinh và gây hại trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Vì vậy bệnh thường gây hại nặng vào các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm). Những năm gặp thời tiết mưa bão nhiều, bệnh thường gây hại rất nặng trên những nương sắn trồng độc canh, ít được đầu tư chăm sóc.

Biện pháp phòng trừ: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chổi rồng trên cây sắn, vì vậy công tác phòng bệnh là chính.

- Đối với những nương sắn bị nhiễm bệnh gần đến thời kỳ thu hoạch, cần tập trung thu hoạch nhanh, thu gom và tiêu hủy (đốt) triệt để thân và các tàn dư khác như rễ, lá... nhằm tiêu hủy nguồn bệnh.

- Luân canh cây sắn với các cây trồng khác họ như ngô, đậu tương, lạc, rau đậu... từ 1 - 2 năm, sau đó mới trồng lại sắn.

- Đối với những nương sắn mới trồng, cần theo dõi thường xuyên để phát hiện những cây nhiễm bệnh nhằm tiêu hủy kịp thời, sau đó rắc vôi bột vào gốc để hạn chế bệnh lây lan.

- Không được lấy giống (hom) sắn từ những vùng bị bệnh mang trồng.

- Có thể xử lý hom giống trước khi trồng bằng nước nóng 54 độ C trong thời gian từ 60 - 90 phút hoặc một số loại thuốc như Kendal, Bion, Olivis nhằm loại trừ nguồn bệnh.

- Lựa chọn một số giống sắn cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng kháng với bệnh chổi rồng như giống KM 140, KM98-5, SM973 - 26... để trồng, hạn chế và không trồng giống sắn KM 94.

Chia sẻ

Trồng trọt

Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích
Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích

33 view | Thứ 2, 22/07/2024 | 08:21 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

51 view | Thứ 3, 16/07/2024 | 08:49 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoan ta
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoan ta

62 view | Thứ 6, 05/07/2024 | 09:47 GMT+7

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm sò đơn giản
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm sò đơn giản

144 view | Thứ 6, 14/06/2024 | 09:07 GMT+7

Hướng dẫn trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
Hướng dẫn trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ

182 view | Thứ 6, 07/06/2024 | 08:25 GMT+7

Con vật từng bán đắt như vàng nay vừa nuôi vừa khóc
Con vật từng bán đắt như vàng nay vừa nuôi vừa khóc

150 view | Thứ 3, 25/06/2024 | 08:47 GMT+7

Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao
Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao

117 view | Thứ 6, 21/06/2024 | 08:39 GMT+7

Quy trình kỹ thuật trồng cây muồng đen
Quy trình kỹ thuật trồng cây muồng đen

277 view | Thứ 7, 01/06/2024 | 09:19 GMT+7

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu thịt
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu thịt

213 view | Thứ 3, 28/05/2024 | 16:33 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài sai quả
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài sai quả

204 view | Thứ 2, 20/05/2024 | 09:25 GMT+7


TOP VIEW