Kỹ thuật trồng cây dâu tằm tại nhà

Thứ 7, 22/12/2018 | 11:08 GMT+7

bên cạnh việc trồng dâu ngoài vườn rộng thu hoạch kinh doanh, khá nhiều người lựa chọn cây này để trồng chậu trong nhà. Vậy bạn đã biết cách trồng cây dâu tằm trong nhà hay chưa?

Đặc điểm cây dâu tằm

Cây dâu tằm có tên khoa học Morusalba, là cây thân gỗ, sống lâu năm, mọc thành bụi. Lá mọc cách, có răng cưa, có lá kèm ở gốc cuống lá, lá hình ngọn mác. Vào mùa đông cây có thể bị rụng lá. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30cm và rộng theo tán cây.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng dâu tằm lấy quả dễ nhất

Kỹ thuật trồng cây dâu tằm tại nhà

Hoa nở theo cụm, đuôi sóc, hoa đơn tính, có ít hoa lưỡng tính trên cùng một cây hoặc khác cây, hoa đực và cái trên cùng một trục hoặc khác trục. Quả dâu tằm nhỏ bằng đầu ngón tay, có loại thuôn dài, có quả hình oval. Quả non có lông tơ, màu xanh nhạt. Khi chín, trái dâu sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ rồi tím đen, vị chua xen lẫn ngọt, thịt quả dày mọng nước.

Kỹ thuật trồng cây dâu tằm

Chuẩn bị trước khi trồng

  • Dụng cụ trồng

Nếu cây trồng chậu thì cần chậu lớn, kích thước phù hợp với cây, chậu có thể thoát nước tốt. Sử dụng dụng cụ làm vườn như kìm bấm cành, bình xịt nước lớn, xẻng,…. Và nhớ đeo găng tay khi trồng cây nhé.

  • Đất trồng

Dâu tằm là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất. Tuy nhiên, để có năng suất, chất lượng quả tốt nhất cần chọn đất có độ pH từ 6,5 – 7. Cây dâu chịu mặn kém, ở những nơi có độ mặn thấp < 0,2% cây sinh trưởng tốt. Độ mặn ≥1% cây sẽ chết.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7–10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh trong đất.

  • Nhân giống

Cây có thể trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính) hoặc trồng bằng cách giâm cành (nhân giống vô tính). Hiện nay, người ta thường chọn phương pháp nhân giống bằng giâm hom bởi cây nhanh cho trái và tuổi thọ bền hơn.

Tiến hành giâm cành như sau:

– Chọn cành bánh tẻ có tuổi trên 8 tháng từ những cây dâu sai quả, quả ngọt, mọng nước nhất. Cắt cành giâm thành từng đoạn từ 18 – 20cm, mỗi đoạn phải có ít nhất 2 mắt, chặt cách mắt từ 0,5 tới 1cm. Nếu trồng nhiều bạn có thể tiến hành nhúng cành dâu vào thuốc kích thích ra rễ cho tỉ lệ nảy mầm cao.

– Sau đó tiến hành cắm cành dâu vào đất đã chuẩn bị sẵn hoặc vào hom rồi tưới đẫm nước. Hàng ngày chú ý tưới đủ ẩm cho đất để cành dâu nhanh bén rễ.

Trồng và chăm sóc cây dâu tằm

  • Trồng cây

Sau khi cành giâm được từ 30 – 45 ngày bạn có thể tiến hành tách bầu rễ cây ra trồng vào chậu. Đối với cây con mua sẵn tại vườn thì về bạn bóc bỏ vỏ hom sau đó trồng cây vào bồn, lấp đất kín hom. Chú ý tưới đẫm nước cho cây nhanh bén rễ.

Sau khi trồng cây khoảng 15 – 20 ngày cây đã bén rễ bạn tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ hoặc hòa phân lân với nước rồi tưới. Cứ khoảng 1 – 2 tháng bạn lại tiến hành bón thúc và nhổ cỏ, vun gốc cho cây dâu một lần.

  • Chăm sóc

Cây dâu tằm ưa sáng, năng suất và chất lượng quả cũng như lá dựa vào điều kiện chiếu sáng. Số giờ chiếu sáng 10-12 giờ/ngày là tốt nhất. Thiếu ánh sáng lá dâu mỏng, thân mềm yếu, quả không ngọt và nhỏ.

Là cây trồng tương đối chịu hạn, nhưng nếu thiếu nước thì cây ngừng sinh trưởng, do đó cần tưới nước thường xuyên cho cây khoảng 2-3 lần/tuần. Độ ẩm thích hợp cho cây dâu sinh trưởng từ 70-80%, nhiệt độ là 24-320C.

Nếu bạn không muốn cây phát triển cao thì ngắt ngọn hoặc cành của cây dâu. Ngoài ra bạn có thể uốn nắn cành dâu thành bonsai rất dễ, bởi cành dâu khá mềm, dễ sống nên bạn hoàn toàn có thể tự uốn nắn, tạo dáng bonsai cho cây của mình.

Cây thường bị bệnh bạc thau, đốm lá, cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá nên hãy hái lá thường xuyên. Đối với các loại sâu đục thân, bọ gạo, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm và các loại rầy rệp truyền bệnh virut xoăn lá, hoa lá; nếu phun thuốc trừ sâu dùng thuốc Dipterex hoặc Bi 58 tỷ lệ 1-1,5 phần nghìn. Phun sau 15 ngày mới hái lá cho tằm ăn. Lưu ý khi trồng cây trong nhà nên hạn chế phun thuốc trừ sâu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Chia sẻ

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương

42 view | Thứ 2, 19/08/2024 | 10:46 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt

75 view | Thứ 5, 08/08/2024 | 15:21 GMT+7

Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP
Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP

126 view | Thứ 3, 30/07/2024 | 10:43 GMT+7

Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích
Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích

228 view | Thứ 2, 22/07/2024 | 08:21 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa đỏ

162 view | Thứ 3, 16/07/2024 | 08:49 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoan ta
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoan ta

252 view | Thứ 6, 05/07/2024 | 09:47 GMT+7

Con vật từng bán đắt như vàng nay vừa nuôi vừa khóc
Con vật từng bán đắt như vàng nay vừa nuôi vừa khóc

255 view | Thứ 3, 25/06/2024 | 08:47 GMT+7

Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao
Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao

261 view | Thứ 6, 21/06/2024 | 08:39 GMT+7

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm sò đơn giản
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm sò đơn giản

209 view | Thứ 6, 14/06/2024 | 09:07 GMT+7

Hướng dẫn trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ
Hướng dẫn trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ

228 view | Thứ 6, 07/06/2024 | 08:25 GMT+7


TOP VIEW