Cây dứa nến có ý nghĩa mến khách, niềm nở đón tiếp bạn bè xa gần đến nhà chơi, cây còn được cho là mang đến nhiều may mắn, thu hút tài lộc vào nhà. Bởi vậy bên cạnh dùng cây làm cây để bàn, bạn cũng có thể tặng cây Dứa cảnh nến cho bạn bè như những món quà hết sức quý giá. Khi đặt cây dứa cảnh nến trên bàn làm việc, cây sẽ hấp thu các chất khí độc và bức xạ điện từ xung quanh, đồng thời tỏa ra lượng khí oxi lớn giúp bạn tập trung tốt hơn cho công việc.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp sau Tết
Nhiệt độ trồng cây dứa nến
Dứa cảnh nến có nhu cầu nước trung bình, tưới đều xung quanh gốc cây, luôn giữ độ ẩm cho mặt đất. Không để tình trạng cây thiếu nước, tốt nhất 2 lần/ ngày sáng và chiều với lượng nước vừa đủ thấm.
Kỹ thuật trồng cây dứa nến
Nhân giống cây dứa nến bằng cách tách cây dứa cảnh nến con khoảng 7,5cm từ cây mẹ sau đó đem trồng. Khi trồng xong mỗi tuần cho cây tiếp xúc với ánh sáng 2 – 4 tiếng giúp cây quang hợp tốt điều kiện bên ngoài, không nên để cây quá lâu trong nhà. Đặt cây dứa cảnh nến trong bóng râm, tốt nhất là đặt cây ở hướng Đông hoặc hướng Tây.
Chăm sóc cây dứa nến
Cây rất dễ chăm sóc nên chỉ cần tưới nước hàng ngày, để cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 15-30 phút là được. Tối thiểu 1 tuần phải tưới 1 lần, không được để đất khô hoàn toàn. Và nên chú ý tới độ ẩm của đất, nên bón phân thường xuyên mỗi tháng 1 lần, bón dưới dạng dung dịch.
Đất trồng cây dứa cảnh nến cần tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm. Dứa cảnh nến có nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu để cây phát triển. Mỗi tháng 1 lần nên hòa tam phân bón vào nước thành dạng dụng dịch để bón cho cây để cây dễ hấp thụ. Thường xuyên cắt tỉa các lá bị hư, héo úa. Lau chùi hoặc xịt bóng lá để cây bóng bẩy và đẹp bắt mắt hơn.
Cây dứa cảnh nến được 3 năm tuổi mới có hoa nhỏ màu trắng ngà, khi hoa nở sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Ngoài ra cây còn thể hiện sự chào đón, vui tươi niềm nở của gia chủ bởi hình dáng cây như một ngọn nến pháo lúc nào cũng “nổ” cũng đầy sắc màu rất hợp với người mệnh hỏa.