>>> Quy trình kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo
Đặc điểm tự nhiên
Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25-35m, đường kính ngang ngực đạt 80-100cm. Thân thẳng, tròn đều, phân cành cao. Cành non có lông, có lỗ bì trắng và có sẹo vòng. Vỏ xám, nhẵn, bong nhẹ. Thịt vỏ màu vàng nâu, mềm, dầy, có mùi thơm nhẹ. Lá đơn hình bầu dục dài, mọc cách, nhẵn, đầu có mũi ngắn, màu xanh nhạt, bóng, dài 8-15cm, rộng 3-5cm. Gân bên 10-16 đôi. Lá kèm có lông mặt ngoài.
Hoa đơn độc mọc đầu cành, cuống có lông, cánh hoa màu trắng. Quả kép dài 6-10cm, gồm nhiều hạt hình trứng thuôn hay cầu dẹt. Hạt màu đỏ.
Thời vụ trồng
Thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây dổi xanh. Vì vậy cần lựa chọn thời vụ trồng thích hợp với từng nơi trồng rừng.
Thời vụ trồng từ tháng 9 – 12 dương lịch. Trồng cây vào ngày râm mát hoặc mưa phùn, không trồng cây vào ngày nắng to, mưa to, gió lớn.
Môi trường trồng
Nhiệt độ: Cây dổi xanh thích hợp nơi có nhiệt độ từ 200C – 250C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 mm – 2.500 mm.
Đất đai: Dổi xanh phát triển tốt trên đất Feralit đỏ nâu, đỏ vàng, xám vàng, đất sâu, ẩm, thoát nước tốt, giàu mùn và còn tính chất đất rừng.
Địa hình: Thích hợp trên nhiều dạng địa hình khác nhau, trong đó dạng địa hình tối ưu để cây dổi xanh phát triển có độ dốc < 250 , độ cao từ 500 m – 700 m so với mực nước biển.
Chọn cây giống
Cây con được chăm sóc ở vườn ươm từ 9 tháng đến 12 tháng thì đủ điều kiện để xuất vườn. Đường kính cổ rễ ≥ 0,4 cm. Chiều cao vút ngọn tối thiểu ≥ 40 cm. Cây sinh trưởng tốt, không cong queo, cụt ngọn, sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giổi xanh
- Phương pháp trồng
Trồng bằng cây con, hỗn loài giữa giổi xanh với các loài cây khác theo 2 phương pháp sau: Trồng 1 hàng dổi xanh xen kẽ với 01 hàng cây khác và trên mỗi hàng trồng xen 1 cây giổi xanh với 1 cây khác.
Bà con cần đào hố bằng thủ công, có kích thước hố 40 cm x 40 cm x 40 cm.Cần cuốc xới từ 0,8 mét đến 1 mét xung quanh vị trí đào hố, khi đào để riêng lớp đất bề mặt qua một bên, chiều sâu lưỡi cuốc trên 10cm. Sau khi đào hố xong từ 1 tuần – 2 tuần thực hiện lấp hố, lớp đất mặt lấp xuống trước sau khi đã nhặt sạch cỏ, rể cây, khi lấp hố xong mặt hố hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên từ 3 cm – 5 cm để tránh ứ đọng nước.
Cần bón phân NPK, liều lượng 0,1 kg – 0,5 kg/hố. Trước khi bón phân cần lấp lớp đất mặt xuống hố với chiều cao khoảng 1/2 hố, sau đó cho phân xuống rồi trộn đều đất và phân; tiếp tục lấp đất đầy hố bằng lớp đất mặt xung quanh miệng hố; bón lót phân được thực hiện trước khi trồng 01 tháng.
Mật độ trồng có thể thay đổi tùy theo yêu cầu làm giàu rừng hoặc trồng tập trung. Đối với trồng rừng tập trung: Trồng 1 hàng giổi xanh xen 1 hàng cây khác hoặc trồng 1 cây dổi xanh xen 1 cây khác: Mật độ trồng từ 1.111 đến 1.333 cây/ha. Cự ly trồng: hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 3 m hoặc hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2,5 m.
Để trồng cây được hiệu quả bà con cần dùng cuốc khơi rộng lòng hố, tiến hành rạch bỏ túi bầu, tránh vỡ bầu đất, đặt cây con ngay ngắn, thẳng đứng, mặt bầu thấp hơn miệng hố 1 cm, lấp đất đến cổ rể của cây, dùng tay ém chặt bầu cây, tránh làm vỡ bầu và lấp đất đầy miệng hố theo hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên 3 cm – 5 cm, cuốc vun quanh gốc với đường kính 0,8 m -1 m.
Trong quá trình trồng bà con cần lưu ý chăm sóc cây theo lộ trình sau:
Rừng trồng được chăm sóc trong 05 năm (60 tháng tính từ thời điểm trồng rừng), với số lần chăm sóc cho các năm 3- 3-2-1-1, cụ thể:
Chăm sóc năm thứ nhất và năm thứ hai: Mỗi năm chăm sóc 03 lần.
Lần 1: Vào tháng 3 - 4. Nội dung: Phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng.
Lần 2: Vào tháng 7 - 8. Nội dung: Phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng.
Lần 3: Vào tháng 11 - 12. Nội dung: Phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng. Dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 0,8 m – 1,0 m, bón phân thúc phân NPK, liều lượng 0,1 kg – 0,5 kg/hố đối với cây trồng dặm.
Chăm sóc năm thứ ba: Mỗi năm chăm sóc 02 lần.
Lần 1: Vào tháng 4 - 6. Nội dung: Phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng.
Lần 2: Vào tháng 10 - 11. Nội dung: Phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng. Dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 0,8 m – 1,0 m, bón phân thúc phân NPK, liều lượng 0,1 kg – 0,5 kg/hố đối với cây trồng dặm.
Chăm sóc năm thứ tư và năm thứ năm: Mỗi năm chăm sóc 01 lần.
Thời gian chăm sóc từ tháng 8 - 10. Nội dung: Phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng. Dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 0,8 m –1,0 m.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây dổi xanh thường hay xuất hiện bệnh đốm lá, vết bệnh màu nâu đen, gây hại trên mặt lá, tập trung nhiều trên phiến lá. Bệnh gây hại vào mùa mưa ẩm, thiếu ánh sáng.
Khi cây bị bệnh tiến hành cắt bỏ những cành lá bị bệnh nặng, thu gom đốt, tránh lây nhiễm nguồn bệnh. Khi chớm bị bệnh bón phân NPK cân đối, không bón thừa đạm. Sử dụng một trong các loại thuốc Cholorothalonil hoặc Chitosan + Polyoxin.