Kỹ thuật trồng hoa hồng: nhiều nụ, không sâu bệnh

Thứ 4, 08/05/2019 | 11:05 GMT+7

Hồng hay hường là tên gọi chung của các loại thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi rosa. Là loại cây thân bụi mọc đứng, thân và cành có gai hoa hồng có hơn 100 loài với màu sắc đa dạng lá kép lông chim lẻ, lá chép khía răng có lá kèm. Để có vườn hồng đẹp, người trồng cần chú ý kỹ thuật sau:

Với vẻ đẹp và hương thơm hoa hồng trở thành biểu tượng của tình yêu hiện nay có rất nhiều nhà vườn đưa hoa hồng về trồng vì cây cho thu hoạch từ 5 – 7 năm tuỳ theo mức độ chăm sóc của người trồng. giá bán mỗi cành hoa hồng từ 3.000 – 4000đ tuỳ nơi góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người trồng lại không tốn nhiều công chăm sóc.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng hoa hồng nhiều nụ nhất

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng đẹp

Thời vụ: hoa hồng là loại cây lâu năm có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào hai vụ chính vụ xuân từ tháng 2 bắt đầu thu hoa từ tháng 9 năm đó, vụ thu từ tháng 9 – tháng 10 và thu hoạch vào tết nguyên đán.

Chọn giống: việc chọn được giống khoẻ sạch bệnh rất quan trọng vì hoa hồng là cây lâu năm cho thời gian thu hoạch dài. Hiện nay trong sản xuất có 2 loại cây giống là cây giâm và cây ghép.

Ưu điểm của cây ghép là dễ làm giai đoạn đầu sinh trưởng khoẻ, mau cho thu hoa nhưng nhược điểm là nhanh bị thoái hoá, số lượng hoa thấp số hoa đạt tiêu chuẩn chất lượng ít nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Cây giâm ngược lại giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm hơn nhưng chu kỳ thu hoạch kéo dài, năng suất hoa cao và chất lượng cũng tốt hơn hẳn cây ghép.

Đất trồng hoa hồng

Đất trồng hoa hồng là loại đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha tơi xốp không ngập úng đảm bảo sạch bệnh và cân đối về dinh dưỡng. Đất trồng hoa hồng phải được làm kỹ tơi xốp bón lót phân chuồng ủ hoai trước khi trồng.

Lên luống cao 30 – 40cm luống rộng 1,2 mét giữa các luống có rãnh sâu 30cm nên trồng hoa hồng thành hàng đôi để tiện cho việc chăm sóc thu hoạch. Hàng cách hàng từ 15 – 30cm, hàng cách mép từ 15 – 20cm, cây cách cây 25cm với khoảng cách này 1ha có thể trồng từ 50.000 – 52.000 cây.

Hiệu quả của việc trồng hoa hồng là số lượng cành và chất lượng những cành đó do đó nếu muốn nâng cao chất lượng bà con cần thường xuyên cắt tỉa cành, lá già bị sâu bệnh. Mặt khác duy trì và bảo vệ các cành lá còn lại không được cắt trụi cả cây, chỉ thu hoa ở những cành mầm có chiều cao trên 70cm, đường kính thân trên 0,3cm những cành còn lại khi ra nụ cần lặt bỏ để nuôi dưỡng cây.

Nhờ biện pháp bấm ngọn, vít cành mà có thể điều khiển hoa nở theo ý muốn, tuỳ vào từng loại giống và thời vụ khác nhau má có thể ấn định trường thời gian thu hái. Người trồng hồng cần cắt những cành định làm cành mẹ trước thời gian thu hoạch khoảng 50 ngày. Sau cắt từ 5 – 7 ngày các mắt ngủ sẽ bắt đầu bật mầm và phát triển cành hoa.

Bà con lưu ý cũng cần thường xuyên thăm vườn phát hiện và cắt tỉa các cành già để tập trung dinh dưỡng cho các cành mang hoa. Tuỳ theo thời tiết của từng vụ để bón phân và điều chỉnh độ ẩm đất, xác định thời gian bấm ngọn cành tơ.

Thông thường với khí hậu ngày nóng đêm lạnh như ở Tây Nguyên thì việc bấm tỉa cành tơ khoảng 35 – 40 ngày thì cây bung nụ. Như vậy muốn có hoa hồng phục vụ tết nguyên đán và những ngày sau tết đán cần bấm ngọn vào khoảng đầu tháng 11 âm lịch hàng năm.

Phân bón cho hoa hồng

Hoa hồng là loại cây phàm ăn do đó ngoài việc bón lót trước khi trồng thì việc bón thúc cũng quan trọng ngoài việc sử dụng phân chuồng ủ hoai bà con chú ý cần bổ sung các loại phân có hàm lượng lân, kali, ure cao để đảm bảo cho hàm lượng sinh trưởng và ra hoa của cây hồng.

Tuy nhiên trong quá trình bón phân bà con cần lưu ý nếu thấy cây sinh trưởng tốt lá xanh đậm màu nên tỉa bớt cành tăm cành vóng cho tán thông thoáng. Ngừng bón phân đạm, ngừng tưới nước, bón lượng lớn kali từ 7 – 10kg/sào để khô đất từ 10 – 15 ngày sau đó chăm sóc bình thường cây sẽ nhanh phát hoa.

Tưới tiêu: hoa hồng cần nhiều nước nhưng không chịu được úng nếu đất không thoát nước tốt hoặc mưa nhiều gây ngập úng cây sẽ chết nhiều. Do đó bà con nên duy trì độ ẩm đất trên 70% có thể tưới từ 1 – 2 lần/ngày tuỳ điều kiện dữ ẩm của đất.

Kỹ thuật tưới tuỳ theo điều kiện trồng có thể tưới bằng thùng, đường ống nhựa có vòi sen từ đường máy bơm để hạn chế hư cây. Hiện nay có hai phương pháp tưới nước cho hoa hồng bà con có thể tưới rãnh để đảm bảo độ ẩm và làm mát cho đất.

Hiện nay nhiều nhà vườn đầu tư hệ thống tưới cho đất vừa đỡ tốn công chăm sóc vừa đảm bảo độ ẩm tốt cho cây hoa hồng phát triển. Tuy nhiên với các nhà vườn có hệ thống nước tưới cần đảm bảo phòng bệnh tốt để tránh nước bắn lên lá và nụ làm lây lan nấm bệnh.

Sâu bệnh thường gặp

Cây hoa hồng thường có một số sâu bệnh hại như nhện đỏ, rệp, sâu xanh, bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, rầy sáp… Với các loại sâu hại bà con nên hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời, sử dụng các biện pháp thủ công để loại bỏ sâu ra khỏi vườn.

Với bệnh hại việc thường xuyên thăm vườn cũng đảm bảo phát hiện sớm cắt bỏ cây bị bệnh nhằm hạn chế lây lan. Nếu bệnh lây lan tiến hành phun các loại thuốc đặc trị như Anvil, thuốc gốc đồng… Tuy nhiên để loại bỏ các loại sâu hại hiệu quả nhất bà con cần lưu ý các điểm sau:

  • Chọn lọc giống chống chịu tốt với các loại sâu bệnh nguy hiểm
  • Luân canh với các cây trồng khác
  • Bón phân NPK cân đối kết hợp phân chuồng
  • Luân cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và vệ sinh xung quanh ruộng đồng
  • Thường xuyên thăm vườn, loại bỏ sâu hại bằng biện pháp thủ công
  • Khi bệnh phát sinh cần phòng trừ kịp thời

Thu hoạch hoa hồng

Hoa hồng có thể thu hoạch khi cánh ngoài vừa hé nở việc thu hoạch nên được thu hoạch vào sáng sớm hoặc trời mát lúc cây còn xung nhựa, nhiều nước. Theo kinh nghiệm của các nhà vườn trước khi tiến hành thu hoạch bà con nên tưới nước cho cây đủ ẩm như vậy mới đảm bảo hoa tươi lâu.

Tóm lại trong trồng và chăm sóc hoa hồng để thu hoạch vào đúng tết nguyên đán bà con cần xác định đúng thời vụ trồng. Căn cứ đúng điều kiện từng năm để xuống giống đúng thời điểm. Nếu là loại hồng trồng lâu năm việc cắt tỉa cành tơ sẽ giúp bà con điều khiển việc ra bông đúng dịp tết đồng thời giúp cho cây hoa cứng, khoẻ mạnh hoa nở cánh giày.

Ngoài ra việc bổ sung dinh dưỡng cần được thực hiện đúng quy trình sau:
Bón lót phân chuồng ủ hoai trước khi trồng

  • Việc bón thúc nên bón 2 tuần một lần

+ Lần 1: 1/5kg Urê + 1/5kg KCL

+ Lần 2: 1/5kg Urê + 1/5kg KCL

+ Lần 3: 1/6kg Urê + 2/5kg KCL

+ Lần 4: bón tuỳ thuộc vào nhu cầu của cây

Chia sẻ

Cây cảnh

Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm
Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm

2594 view | Thứ 5, 24/10/2019 | 15:13 GMT+7

Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn
Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn

2446 view | Thứ 4, 23/10/2019 | 15:00 GMT+7

Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh
Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh

2221 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 09:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng

1030 view | Thứ 2, 14/10/2019 | 16:16 GMT+7

Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền
Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền

1709 view | Thứ 7, 12/10/2019 | 15:22 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương

125 view | Thứ 2, 19/08/2024 | 10:46 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau chân vịt

156 view | Thứ 5, 08/08/2024 | 15:21 GMT+7

Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP
Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP

214 view | Thứ 3, 30/07/2024 | 10:43 GMT+7

Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích
Bí kíp để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích

293 view | Thứ 2, 22/07/2024 | 08:21 GMT+7


TOP VIEW