Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan nở đúng dịp Tết

Thứ 4, 30/01/2019 | 11:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan nở đúng dịp Tết Nguyên đán không phải ai cũng rành, nhất là tạo ra một chậu phong lan đẹp, tươi lâu.

Ngày càng nhiều người chọn hoa phong lan để trang trí nhà dịp Tết Nguyên đán. Nhưng để hoa phong lan nở đúng những ngày này thì cần phải có quy trình các bước kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan khoa học. Dưới đây là một vài phương pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan cho những ai yêu thích trồng loài hoa này.

>>> Xem thêm: Các bệnh thường gặp khi trồng phong lan

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan nở đúng dịp Tết

Chọn giống hoa phong lan

Nếu bạn trồng hoa phong lan để chơi trong những ngày Tết Nguyên đán hay giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm.

Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Sau đó, bạn có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

Kỹ thuật trồng hoa phong lan

Khâu chọn chậu để trồng hoa phong lan là bước cực kỳ quan trọng. Bạn nên trồng vào các chậu đất nung sẽ giúp phong lan phát triển tốt hơn. Chọn chậu có nhiều lỗ thoáng. Trước khi trồng hoa, phải rửa sạch chậu. Nên cho đất to xuống đáy chậu và đất nhỏ trên bề mặt.

Bạn có thể dùng thân cây còn sống để trồng ghép, nhưng cần tỉa bớt tán nhánh. Chú ý là không phải vị trí nào của thân cây cũng có thể ghép được. Cây chỉ phát triển tốt khi chúng được ghép ở phía ánh sáng ban mai chiếu vào (hướng đông). Cách trồng này thích hợp cho hầu hết các giống lan, đặc biệt là lan rừng.

Nếu muốn ghép lan với các thân cây đã chết, phải cắt cây thành khúc ngắn để dễ treo. Nên chọn những cây mục và bóc vỏ đi vì vỏ sẽ là nơi trú ẩn của côn trùng phá hoại. Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây để giữ ẩm rồi buộc chằng lên đó gốc lan. Nếu bạn trồng vào những ngày mưa hoặc thời tiết quá ẩm thì không cần phải buộc xơ dừa.

Còn  khi bạn chọn xơ của những quả dừa già và khô rồi thì xé ra từng mảnh to bằng nửa bàn tay. Sắp các mảnh sát nhau thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre và giữ chặt chúng lại bằng 2 thanh nẹp tre. Để tránh úng nước, bạn có thể đục một lỗ nhỏ dưới miếng xơ dừa rồi mới trồng. Sau 2-3 năm, khi xơ dừa đã mục có thể thay băng khác.

Cách chăm sóc hoa phong lan

Vì phong lan là cây khó trồng, nên cần phải đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa phong lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn.

Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.

Nước là yếu tố quan trọng và không thể thiếu cũng không thể thừa khi trồng hoa phong lan. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa.

Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Do đó, người trồng lan phải đặc biệt chú ý nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

Phòng bệnh

Cũng giống như các loài hoa khác, hoa phong lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Trong trường hợp hoa phong lan bị nấm, bạn hãy dùng Benomeyl, Captan, Aliette. Nếu bị vi khuẩn xâm nhập, hãy dùng Kasimin, Physan 20, Nacossan. Còn khi bị côn trùng, rệp cắn thì có thể dùng lannate, Supracide, Mipcin…Nếu nhện làm tổ trên cây phong lan, hãy dùng Kelthane là tốt nhất. Nếu ốc sên gây hại cho cây, có thể dùng thuốc có Methaldehyde…

Thường thì cứ sau mỗi đợt ra lá, lan sẽ nghỉ ra lá một thời gian (khi đó, trên cây không còn lá non), nếu giai đoạn này xuất hiện sớm trước cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch (thời điểm xử lý phun phân “kích” cho cây lan ra bông) thì có thể kìm giữ cây lan luôn ở tình trạng không có lá non bằng cách dùng phân bón lá NPK loại 20-20-20 phun 6-7 ngày/lần, tới thời điểm xử lý thì thay bằng phân 10-30-20 như đã nói ở trên.

Cần lưu ý rằng phong lan là loài hoa thuộc về thiên nhiên, nên môi trường sống của cây khá đặc biệt và hoang dã. Chính vì thế, khi đem phong lan vào môi trường sống của con người thì sự phát triển của cây bị hạn chế, cây cũng dễ bị sâu bệnh hơn. Do vậy, bạn cần phải thường xuyên xịt thuốc để phòng trừ sâu bệnh hại cây.

Kỹ thuật chăm sóc cho hoa phong lan nở đúng dịp Tết Nguyên đán

Thời điểm hiện tại dù hơi muộn về thời gian nhưng bạn vẫn có thể chọn những cây lan trưởng thành, đã ra hết lá non đưa vào một khu vực riêng. Đây sẽ là những cây phong lan được dùng để trưng Tết. Sau đó, bạn dùng phân bón lá có tỷ lệ NPK là 10-30-20 để phun kích thích cho phong lan ra hoa. Cứ khoảng 1 tuần bạn lại phun 1 lần.

Sau 3-4 lần phun bằng NKP thì nhánh lan bắt đầu búng ra vòi hoa (kích cỡ bằng hạt lúa). Vài ngày sau vòi hoa sẽ dài ra khoảng 2-3 cm thì bạn thay bằng loại phân bón lá có tỷ lệ NPK 15-20-30 để bón cho cây.

Loại phân NPK trên thị trường rất đa dạng, thông thường NPK được trộn thêm các chất vi lượng cần thiết. Nếu không biết, bạn có thể hỏi mua tại các cửa hàng bán phân bón cây trồng và nhờ người bán tư vấn nồng độ cũng như khoảng cách giữa các lần tưới cây dựa trên loại phân đã chọn.

Cứ 1 tuần bạn phun 1 lần. Làm như vậy có tác dụng kích thích cho vòi hoa phát triển dài, màu sắc hoa đậm, sáng đẹp, rực rỡ và lâu tàn đồng thời giúp phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thối hoa.

Sau khi thay đổi phân bón được khoảng 45-50 ngày (tức là đến khoảng đầu tháng 12 âm lịch) thì cành hoa phong lan đã đạt tiêu chuẩn “xuất vườn” (mỗi cành nở 1-2 hoa), sau đó những hoa phía trên tiếp tục nở và đến Tết Nguyên Đán thì cành hoa đã nở gần hết.

Chia sẻ

Cây cảnh

Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm
Bí quyết trồng hoa hồng tỷ muội nở hoa quanh năm

2724 view | Thứ 5, 24/10/2019 | 15:13 GMT+7

Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn
Cách trồng cây lan ý đẹp hút mọi ánh nhìn

2568 view | Thứ 4, 23/10/2019 | 15:00 GMT+7

Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh
Tìm hiểu về cây sâm nhung thủy canh

2436 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 09:00 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng

1121 view | Thứ 2, 14/10/2019 | 16:16 GMT+7

Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền
Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền

1813 view | Thứ 7, 12/10/2019 | 15:22 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

60 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

91 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

80 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

105 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7


TOP VIEW