Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Phương pháp nhân giống vô tính cây điều

Có nhiều phương pháp trồng điều, nhưng để tạo ra những cây điều năng suất cao, ổn định, mang đầy đủ đặc tinh của cây mẹ, con đường duy nhất là phải áp dụng các phương pháp nhân giông vô tính.

* Phương pháp tháp ghép (Grafting): 

Có nhiều cách ghép khác nhau, nhưng đơn giản và có sự thành công cao đó là phương pháp ghép trên thân gỗ. 

>>> Xem thêm: Vinacas hỗ trợ nông dân Campuchia trồng điều

Phương pháp nhân giống vô tính cây điều

- Chuẩn bị gốc ghép: Cây con gieo ươm từ hạt trong túi bầu, túi có kích thước 15cm x 25cm có tỷ lệ phân bón thích hợp, sinh trưởng khỏe mạnh, 60 ngày tuổi trở lên. 

- Chuẩn bị cành ghép: Cành ghép được lấy từ những cây mẹ tốt đã chọn, không bị sâu bệnh phá hoại, cành có chiều dài từ 8 cm trở lên, có màu nâu nhạt, cắt lá chuẩn bị trước 1 tuần, khi cắt cành giữ ẩm tốt:

- Thời vụ ghép thích hợp vào tháng 10 -12 và tháng 7-8. 

- Thao tác ghép:

* Trên gốc ghép chừa lại 2 cặp lá, cắt ngọn ở vị trí cách cặp lá chừa lại 5 - 10 cm . 

* Trên cành ghép phía dưới gốc vạt hai đường có dạng hình nêm dài 4 cm.

* Chẻ gốc ghép ở chính giữa dọc theo thân có nhiều dài tương đương lát vát ở cành ghép.

* Đặt cành ghép vào làn chẻ ở gốc ghép có ít nhất một bên liền lớp da. 

*Dùng dây nilon mỏng quấn chặc từ vết ghép đến đỉnh chồi để cố định và bịt kín chồi ghép. 

- Chăm sóc cây ghép: 

*Xếp cây ghép thành luống, che nắng, giữ ẩm và thường xuyên cắt chồi mọc ra từ gốc ghép. 

*Cây nào sống đâm chồi thì bỏ mũ hoặc tháo dây quấn và chuyển ra ngoài ánh sáng để chăm sóc, chồi ghép ra lá, dày dạn với ánh nắng có thể di chuyển đi trồng. Sau 3 tháng vết ghép đã liền có thể tháo dây cột để cây phát triển bình thường. 

- Một số giống điều ghép: 

Hiện nay Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận và cho phát tán 1 số giống điều ghép : BO1, PN1, CH1, LG1.

Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam cũng đã hướng dẫn, khuyến cáo nông dân trong từng vùng trồng các giống điều ghép có năng suất, chất lượng cao phù hợp.

Trong đó:

+ Vùng Đông Nam Bộ trồng các giống điều ghép PN1, LG1, CH1, MH 5/4, MH4/5, MH 2/7, MH 2/6… 

+ Vùng Duyên Hải Nam Trung bộ trồng hai giống ĐH 66-14 và ĐH 67-15. 

+ Vùng Tây Nguyên trồng phù hợp các giống: EF-04, EK-24, BĐ-01, KP-11, KP-12… 

Đồng thời các vùng cũng nhanh chóng đưa vào khảo nghiệm trên diện rộng bốn giống điều nhập nội từ Thái Lan là TL2/11, TL6/3, TL11/2 và SK 25 có hạt lớn (134 - 145 hạt/kg), tiềm năng năng suất 3 - 4 tấn/ha và tỷ lệ nhân cao (28 -30%)

* BO1: Lá màu tím đỏ, phiến lá bầu dục và xoắn trái màu đỏ, hạt màu xám, vỏ mỏng, rốn hạt màu tím, tỷ lệ nhân 29 – 31%, 163 hạt/kg, phát triển chồi mạnh, số hoa lưỡng tính 12 - 18%, 4 - 6 trái chùm, năng suất 2 tấn hạt/ha. 

* PN1 : lá non, màu tím đỏ, phiến lá bầu dục và phẳng, trái màu vàng, hạt màu xám trắng, má hạt lồi, rốn hạt màu tím nhạt; Tỷ lệ nhân 31-34%, số hạt 136 hạt/kg; phát triển chồi trung bình, số hoa lưỡng tính 15 - 20%, đạt 4- 6 trái/chùm, năng suất 2 tấn hạt/ha.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng