Một số vấn đề thường gặp khi nuôi sóc

Thứ 3, 28/11/2017 | 13:16 GMT+7

Sóc rất dễ thương và thông minh, do vậy mà rất nhiều người lựa chọn làm thú cưng. Tuy nhiên, chăm sóc như thế nào là hợp lý và tốt nhất cho những chú sóc thì mọi người cùng theo dõi bài viết sau:

1. Có nên cắt móng cho sóc hay ko?

Trả lời : Nếu bạn muốn chơi với các bé mà ko bị trầy tay (chân) thì có thể cắt móng cho các bé. Tuy nhiên, móng các bé sau khi cắt sẽ dài ra rất nhanh và sẽ bén hơn trước khi cắt nữa. Vì vậy, trung bình khoảng 4 – 5 ngày là bạn phải cắt móng cho các bé 1 lần.

P/s: tốt nhất là nên mặc áo tay dài và quần dài để chơi với các bé.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc và nuôi Sóc đất

Nuôi sóc 

2. Sóc bị cảm lạnh thì phải làm gì?

Trả lời: Nếu bé sóc của bạn có các biểu hiện như hắt xì, chảy nước mũi thì việc đầu tiên mà các bạn phải làm là:
Cách li bé vs các bé sóc khác để khỏi lây bệnh.
Sưởi đèn cho bé 24/24 nhưng để 1 khoảng cách vừa đủ ko quá nóng.
Vẫn cho ăn uống bình thường, có thể cho bé uống thêm nước cam hoặc chanh.
Nếu bé chảy nước mũi quá nhiều thì bạn nên đến ngay tiệm thuốc tây mua dụng cụ hút mũi cho em bé. Trước khi hút thì bạn nên dung nước muối sinh lí NaCl 0.9% nhỏ cho bé rồi mới hút mũi.
P/s: ko nên cho bé liếm nước muối quá nhiều vì có thể dẫn đến tiêu chảy.

3. Cách thuần sugar baby như thế nào?

Trả lời: Bạn cho bé vô lòng bàn tay và dùng tay kia úp lại. Lúc này bé sẽ nhúc nha nhích tìm lối thoát và có thể sẽ cắn tay bạn nữa. Nhưng bạn hãy kiên nhẫn 1 chút vì sau chừng 5 – 10’ bé sẽ mệt và im lặng ngủ. Bạn cũng có thể tập cho bé ngủ trên bụng bằng cách đặt bé trên bụng và dung 1 tay úp lại. Ngoài ra, bạn còn phải tự tay đút sữa cho bé, tránh trường hợp để đồ ăn cho bé tự ăn vì như vậy bé sẽ ko thể nhanh chóng quen với bạn được.

4. Cách ghép cặp các bé cùng loài (khác loài)?

Trả lời: Đầu tiên, bạn để riêng mỗi bé 1 chuồng và chồng 2 chuồng lên nhau (ở giữa ko có khay ngăn cách, chỉ để 1 khay ở chuồng dưới thôi). Để chừng khoảng 1 tuần (ko dọn khay) thì bạn thả 2 bé vô chung 1 chuồng có kích thước khoảng 60 x 45 x 45. Nếu thấy có hiện tượng bé này dí bé kia thì khi nào 2 đứa lại gần bạn đập mạnh vào góc 2 bé đang ở để 2 bé giật mình và tách nhau ra. Làm vậy tới khi 2 bé ko dí nhau nữa là ok. 
P/s:
Cách trên là dành cho các bé lớn cỡ 2 – 3 tháng tuổi kể từ khi mở mắt.
Đối với baby thì các bạn cho làm quen từ từ là được, ko sao cả.
Riêng với sg thì các bạn cứ cho vô chung chuồng. Thấy tụi nó bu lại hửi thì kệ, còn nếu dí cắn thì đập mạnh vô chuồng cho tách ra nha.

5. Khoảng bao nhiêu tháng thì sóc có thể sinh sản?

Trả lời: Mỗi loài sẽ có thời gian sinh sản khác nhau.
SG: 8 tháng tuổi kể từ khi sinh ra là có khả năng sinh sản rồi.
Đất: 6 tháng tuổi kể từ khi sinh ra. Tuy nhiên ko khuyến khích ghép cặp tgian này vì tuổi này các bé cái vẫn chưa đủ khả năng chăm sóc tốt cho baby.
Bông: 1 năm tuổi kể từ khi sinh ra.

6. Sóc bị tiêu chảy thì phải trị như thế nào?

Trả lời: 
Đối với baby (chưa mm hoặc mới mm): dùng nước nóng pha bột loãng như sữa cho bé uống và sưởi đèn cho bé. Ko dùng thuốc cho các bé chưa mm vì thuốc ko có tác dụng vs baby.
Đối với các bé mm tầm 1.5 - 2th trở lên: có thể cho ăn các thức ăn chứa tin bột như bắp, khoai, táo, cơm,… hoặc dùng bột vs ống men tiêu hóa enterogermina.
P/s: Tuyệt đối KO dùng smecta + probio vì 2 loại này có tác dụng ngược nhau.

7. Nghe nói “sóc ăn sâu sẽ dữ”, ko biết có thực vậy ko? Và sóc có ăn được đồ ăn cho hams hay ko?

Trả lời: 
Thứ 1, sóc dữ hay ko là do mình có chơi nhiều với tụi nhỏ hay ko thui chứ hoàn toàn ko liên quan gì tới việc ăn sâu hay dế cả. Tuy nhiên, nếu các bé ăn quá nhiều sâu hay dế thì phân của các bé sẽ rất hôi mà nhiều người lại ko thích điều này.
Thứ 2, sóc ăn dươc đồ ăn cho hams nha và đặc biệt các bé rất thích ăn các loại như hạt hướng dương, hạt bí, ba khía, láng…

8. Làm sao cho lông đuôi bé bung to, xù, đẹp như siêu mẫu? 

Trả lời: Bé sẽ bung đuôi to đẹp khi thay lông đuôi xong. Trong thời gian này nếu cho bé ăn đủ chất và ăn các loại thức ăn như bí đỏ, đậu phộng, sâu, dế… thì lông bé sẽ rất mướt khi thay xong.

9. Sóc khoảng bao lâu thì tắm được và tắm như thế nào?

Trả lời: 
Sóc mm được 1th hơn là có thể tắm được rồi nhưng ko khuyến khích tắm vì tuổi này còn khá nhỏ và sức đề kháng chưa đủ mạnh. 
Nếu các bé mm dưới 1th tuổi người có mùi hôi thì các bạn có thể dùng khăn giấy ướt nhúng nước ấm, vắt khô bớt rồi lau người cho bé. 
Một trong những việc có thể làm giảm đi mùi hôi là sau khi ăn xong các bạn nên kích thích cho bé đi VS và dùng khan giấy ướt lau sạch sẽ cho bé. 
Cách tắm cho bé:
Chọn một ngày trời nắng ấm, tốt nhất là tắm vao khoảng trưa 2 – 3h trưa.
Dùng 1 cái chậu nhỏ, đổ 1 ít nước ấm vào chậu rồi đặt bé vào 1 cách nhẹ nhàng.
Dùng tay lấy 1 ít nước ấm vuốt lên thân bé cho bé quen dần và làm ướt lông bé (tránh nước vô phần mắt và tai).
Sau khi làm ướt người bé, bn dùng ít Johnson Baby thoa nhẹ vào ngừi bé, xoa đều toàn thân nhưng tránh phần mắt và tai nhé.
Xoa khoảng 2 – 3’, dùng nước ấm để làm sạch xà phòng trên người bé. Nhanh chóng lấy khăn lau khô người và dùng máy sấy sấy khô lông để bé ko bị cảm lạnh.
P/s: trước khi tắm nên cắt móng trước cho các bé để tránh gây ra thảm cảnh ko đáng có 

10. Nên bắt cặp SG từ nhỏ hay tới tuổi rồi mới bắt cặp?

Trả lời: Bắt cặp từ nhỏ hay lớn lên bắt cặp đều được. Tuy nhiên, nếu bắt cặp từ bé thì khi khoảng 5 – 6 tháng tuổi thì tách ra nuôi riêng và ko cho gặp lại nhau tới khi chúng được 8 - 9 tháng tuổi nếu bạn muốn chúng giao phối và có baby.

11. Sóc mm bao lâu thì tập ăn được và nên tập ăn bằng món gì?

Trả lời: Sóc mm tầm 2 tuần thì bạn có thể tập cho ăn bột pha sệt hơn sữa 1 tí. Và cứ cách 1 tuần thì tăng độ sệt lên. Bên cạnh đó, bạn có thể cho bé ăn them các món như chuối sứ, táo, quýt, chôm chôm,… khi bé đã mm được 3 tuần.

12. Tắm nắng cho sóc khoảng lúc mấy giờ và bao nhiêu phút?

Trả lời: Tốt nhất là nên cho sóc tắm nắng vào buổi sáng tầm 7 – 8h và chỉ khoảng 8 – 10’ thôi là đủ.  Nghiêm cấm cho các bé ra nắng trưa thời gian dài vì điều đó có khả năng dẫn đến việc các bé bị cảm nắng.

13. Sóc bị ói ra sữa, ăn uống và phân bình thường thì có sao ko nhỉ?

Trả lời: Nếu bé vẫn ăn uống, đi phân bình thường và chạy nhảy bình thường thì hoàn toàn ko sao cả. Bé ói là do khó tiêu thui và bạn cũng nên coi lại khẩu phần ăn của bé. Vd như đã cho ăn bột thì ko nên cho ăn sâu cùng 1 lúc hoặc ko nên cho ăn nhiều món lien tục vì bạn sẽ ko biết rõ những món nào sẽ kị nhau đâu. Tốt nhất là nên ăn mỗi lần 1 món thui và có thể cách 1 - 2 tiếng sau cho ăn món khác.

14. Sóc có hiện tượng ngáp ngáp, khó thở khi uống sữa phải trị như thế nào?

Trả lời: Biểu hiện “ngáp ngáp” khi uống sữa này chỉ xảy ra khi bé bị sặc sữa trong 1 khoảng thời gian dài ( khoảng 3 – 4 ngày) khiến sữa bị đọng lại trong mũi gây khó thở. Lúc này điều bạn cần làm là: Sau khi cho ăn xong dùng nước muối sinh lí NaCl 0.9% nhỏ mũi cho bé, đợi khoảng 1 – 2’ để làm mềm phần sữa đọng lại bên trong mũi. Dùng đồ hút mũi em bé hút từng bên một, làm chừng 2 – 3 lần ( nhỏ và hút) bn sẽ thấy có một chất sệt màu đục từ mũi bé ra. Dùng khăn giấy lau đi và nhỏ mũi cho bé thêm 1 lần nữa cho sạch hoàn toàn.
P/s: Tốt nhất là sau khi uống sữa nên nhỏ mũi cho bé để bé hì ra dù bạn có thấy bé sặc sữa hay ko. Vì điều đó giúp làm sạch mũi bé ko bị sữa hay bụi bẩn đọng lại trong mũi. Ngoài ra, nếu khi cho uống sữa thấy sữa trào lên mũi thì dùng khan giấy lau khô và dùng miệng hút trực tiếp để sữa ra hoàn toàn và nhớ nhỏ mũi cho bé thêm lần nữa cho sạch phần còn sót lại.

15. Chỉ cách tập bé đi VS đúng chỗ và cách gọi tên mà bé lại

Trả lời:
Sóc chứ ko phải chó hay mèo mà tập đi VS đúng chỗ bn ơi. Có 1 chỗ duy nhất các bé đi thường xuyên và đúng chỗ nhất là khi leo lên người chúng ta á. Tuy nhiên, có 1 cách để hạn chế việc các bạn phải đi lụm shit cho bé khi thả ra nhà chơi, đó là: sau khi ăn xong kích thích cho bé đi vs liền và phải làm như vậy đến khi bé được 3 tháng tuổi kể từ khi mm. Việc này sẽ tập cho bé làm quen với việc đi vs sau khi ăn. Cứ thế sau này bạn chỉ việc cho bé ăn và để bé vào chuồng cho bé đi vs xong r thả ra chơi.

Chia sẻ

Động vật hoang dã

Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen
Làm giàu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

983 view | Thứ 2, 21/10/2019 | 08:12 GMT+7

Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ
Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

935 view | Thứ 7, 19/10/2019 | 11:15 GMT+7

Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn
Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn

1400 view | Thứ 6, 11/10/2019 | 11:00 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng thu nhập cao

901 view | Thứ 5, 10/10/2019 | 15:11 GMT+7

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1664 view | Thứ 7, 24/08/2019 | 10:13 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Động vật hoang dã


TOP VIEW