Những tiêu chuẩn trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Thứ 5, 18/01/2018 | 13:00 GMT+7

Chúng ta có những tiêu chuẩn sau: EUREPGAP, GlobalGAP, VietGAP

    EUREPGAP

    Đó là một tập hợp gồm những từ ghép lại của EU là Euro (Châu Âu) và từ REP là viết tắt của Retailer Produce Working Group (nhóm những người buôn bán lẻ), còn GAP là Good Agriculture Practice (tạm dịch là thực hành nông nghiệp tốt). Khi ghép các từ này lại thành EurepGAP được hiểu là tập hợp các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp tốt (gọi tắt là thực hành nông nghiệp tốt) do sáng kiến của các nhà buôn bán lẻ ở Châu Âu xây dựng nên vào năm 1997.

    Bộ khung của EurepGAP bao gồm 36 danh mục (tiêu chuẩn) bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 danh mục thứ yếu có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận và 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.  Tổng cộng có 252 danh mục (tiêu chuẩn). Điều cốt lõi của Bộ tiêu chuẩn EurepGAP là sản phẩm đem bán hay lưu hành trên thị trường phải đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP của khách hàng, sản phẩm bắt buộc phải có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng để khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc. Người sản xuất, lưu thông, phân phối đều có liên đới chịu trách nhiệm với sản phẩm của họ đối với mọi khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, mỗi sản phẩm đều cần phải có lý lịch rõ ràng, được ghi chép tỉ mỉ và được kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.

    GlobalGAP

    EurepGAP là thực hành nông nghiệp tốt được xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu, là do yêu cầu thực tế ở Châu Âu, tạo ra năm 1997, và để áp dụng cho nhóm cây rau quả, thịt, cá, trứng, sữa là các loại thực phẩm dễ bị vi khuẩn gây hại, do đó các chỉ tiêu về ATVSTP phải được kiểm soát cẩn thận. Ta cũng biết Châu Âu gồm các nước công nghiệp phát triển sớm, đời sống vật chất và tinh thần được phát triển rất cao, do đó tiêu chuẩn VSATTP của họ đặt ra cũng khá chặt chẽ và khá ngiêm khắc. Chữ Global là toàn cầu, và do đó GlobalGAP là GAP áp dụng cho toàn cầu, không chỉ gói gọn ở khu vực Châu Âu. Nói cách khác là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt áp dụng cho mọi nơi, mọi nước. Nhưng thuật ngữ này xuất hiện sau và dựa trên nguyên tắc chủ yếu của EurepGAP. Ngày 7/9/2007, EurepGAP (thực hành nông nghiệp tốt của Châu Âu) đã được đổi tên thành GlobalGAP, điều đó phản ánh phạm vi ảnh hưởng của EurepGAP trên toàn cầu.

>>> Xem thêm: Trồng dưa hấu leo giàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Những tiêu chuẩn trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap

    GlobalGAP là một tổ chức tư nhân đã xây dựng các tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện và các thủ tục cho việc thực hành nông nghiệp tốt. Ban đầu nó được một nhóm các siêu thị ở Châu Âu xây dựng nên. Mục đích của GlobalGAP là làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua thực hành nông nghiệp tốt cảu nhà sản xuất.  Trọng tâm của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe va phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường. GlobalGAP là một tiêu chuẩn trước cổng trại, có nghĩa là việc cấp chứng nhận cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được giep trồng đến khi sản phẩm được xuất khỏi trang trại (ở điều kiện Việt Nam là sản phẩm được bán ra khỏi các gia đình tư nhân). Sản phẩm lúa gạo của nước ta còn bị tác động bởi các tư thương và các nhà xuất khẩu nữa.

    Cho đến nay, GlobalGAP đã xây dựng được các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, cây trồng xen, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và thủy sản (cá hồi). Các sản phẩm khác đang được nghiên cứu. Có nghĩa là lúa gạo ở các nước chưa có tiêu chuẩn. Vì vậy, có thể hiểu EurepGAP khi được nhiều châu lục áp dụng thì trở thành GlobalGAP. Như vậy nếu sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của EurepGAP thì rất dễ lưu hành ở mọi thị trường trên thế giới. Sản phẩm nông nghiệp nếu buôn bán được với các nước ở Châu Âu thì càng dễ buôn bán với các nước ở Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, Châu Á hay Châu Đại Dương. Nói như vậy, EurepGAP hay GlobalGAP về cơ bản được coi là không có gì khác nhau. Dĩ nhiên cũng có thể có một số ngoại lệ khi áp dụng trong phạm vi GlobalGAP. Vì có thể Nhật hay Mỹ có vài quy định khắt khe hơn về dư lượng thuốc hóa học; hoặc giả về khía cạnh tôn giáo, tập quán hay thói quen của một số tộc người hay quốc gia nào đó không phù hợp với tiêu chuẩn EurepGAP. Nhưng nếu có thì đó cũng chỉ là những chỉ tiêu thứ yếu mà thôi.

    VietGAP

   Tháng 1/2007, được sự hỗ trợ của Công ty Syngenta Việt Nam, một nhóm cán bộ thuộc Hội làm vườn và các cán bộ thuộc Vụ Khoa học, Cục Trồng trọt, Cục BVTV, và tác giả của cuốn tài liệu này cùng tiến hành tham quan, khảo sát Chương trình GAP của Malaysia, tổ chức quốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia. Kết thúc chuyến khảo sát, đoàn đã có báo cáo trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kèm theo là các kiến nghị về tổ chức triển khai Chương trình EurepGAP trên rau quả, chăn nuôi thú y và thủy sản ở Việt Nam. Sau đó, ngày 28/1/2008, Bộ NN & PTNT đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN. Thế là VietGAP được hình thành dựa theo AseanGAP. Hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu ( Hazard Analysis Critical Control Point:HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như EurepGAP,GlobalGAP (EU), Freshcare (Úc) và Luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm.

    VietGAP một mặt kế thừa các GAP đã có trước, mặt khác có tính đến tình hình thực tế của Việt Nam, không dừng lại với các đối tượng đã nêu trong Quyết định cụa Bộ NN & PTNT mà đã có nhiều cơ quan, nhiều công ty, HTX tiến hành nghiên cứu xây dựng sản phẩm của mình có thương hiệu theo tiêu chuẩn GlobalGAP để hòa nhập với thị trường quốc tế. Vậy là về thứ tự thì EurepGAP ra đời trước (1997), rồi đến MalaysiaGAP (SALM), vào năm 2002, JGAP ra đời vào năm 2005, AseanGAP và ChinaGAP ra đời vào năm 2006, sau đó đến ThaiGAP và IndiaGAP ra đời năm 2007. VietGAP ra đời năm ngày 28/1/2008, thừa hưởng nhiều kinh ngiệm của nhiều GAP đi trước và đang thực hành trên nhiều mặt hàng để hội nhập với thị trường quốc tế.

Chia sẻ

Tiêu chuẩn - Quy chuẩn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hột

8 view | Thứ 6, 19/04/2024 | 08:10 GMT+7

Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới
Giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

57 view | Thứ 3, 16/04/2024 | 08:41 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

62 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Tiêu chuẩn - Quy chuẩn


TOP VIEW