Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Những vị trí đẹp hút tài lộc để đặt cây Vạn Lộc

Vạn Lộc là một trong các loại cây cảnh chịu bóng râm, thích hợp trồng trong nhà để trang trí. Tuy nhiên, vị trí đặt cây Vạn Lộc là ở đâu thì cây vừa xanh tốt lại vừa mang lại ý nghĩa phong thủy tốt, hãy cùng theo dõi bài viết này bạn nhé.

Đặc điểm cây Vạn Lộc

Cây Vạn Lộc hay cây Thiên Phú có tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink, thuộc họ Araceae (Ráy), thân cây bụi. Chiều cao trung bình của Vạn Lộc là từ 20 đến 80cm, thân nhỏ mềm màu xanh lục. Vì cây có chiều cao thấp nên thích hợp làm cây cảnh trang trí.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Bách thủy tiên xinh lung linh

Những vị trí đẹp hút tài lộc để đặt cây Vạn Lộc

Lá cây hình bầu dục, nhọn ở đầu, viền lá màu xanh lục, bề mặt lá là những đốm xanh hồng xen kẽ. Vạn Lộc nở hoa đính thành cụm, màu trắng ngà, được bao bọc bên ngoài bởi lá bắc trắng muốt hoặc xanh.

Vạn Lộc là loại cây dễ trồng và chăm sóc. Cây lan bụi nhanh nên có thể nhân giống cây dễ dàng bằng cách tách bụi. Đất trồng cây Vạn Lộc cần là loại đất tơi, xốp, nhiều dinh dưỡng. Nên thêm tro trấu, xơ dừa và mùn cưa vào đất trồng để đảm bảo chất lượng đất, vừa giữ ẩm nhưng vẫn thoát nước tốt.

Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc

Sắc lá chủ đạo của cây Vạn Lộc là đỏ hồng – màu may mắn theo quan niệm phong thủy. Chính đó là lý do người ta đặt tên cho cây là Vạn Lộc, với mong muốn cây mang đến thật nhiều tài lộc cho gia chủ.

Cây Vạn Lộc trong phong thủy là loài cây giúp gia tăng vận khí tốt, thu hút năng lượng tích cực cho người trồng. Khi cây nở hoa thì còn báo hiệu điềm lành sắp đến. Đấy là tin tốt, cuộc sống của bạn sẽ như hoa nở, luôn vui vẻ và hạnh phúc.

Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc khá tích cực. Vậy cây Vạn Lộc hợp mệnh gì? Câu trả lời đó là cây Vạn Lộc hợp mệnh Hỏa và Thổ. Tuy nhiên, những mệnh Mộc, Kim, Thủy nếu muốn trồng cây Vạn Lộc thì nên trồng thủy sinh, chậu trắng và nhiều nước để giảm nhẹ màu đỏ mạnh mẽ của lá cây.

Vị trí đặt cây Vạn Lộc để thu hút tài vận

Tuy là cây cảnh chịu bóng râm, nhưng cây Vạn Lộc vẫn có thể sống tốt trong nhà lẫn ngoài trời. Thường thì ở bên ngoài, người ta hay trồng cây Vạn Lộc dưới những tán cây lớn, hoặc nơi có khoảng nắng gián tiếp (bóng râm của các công trình kiến trúc). Vạn Lộc cũng rất được ưa chuộng trồng trang trí nơi vòng xoay hoặc dải phân cách các con đường.

Những không gian trong nhà mà Vạn Lộc được trồng như: nhà ở, văn phòng, trường học, bệnh viện, quán cafe, cửa hàng, quán ăn, … Nhiều người làm việc văn phòng thích trang trí cây Vạn Lộc trên bàn làm việc, bàn họp hay bàn ăn nhân viên để tạo cảnh quan sinh động.

Tại những vị trí đặt cây Vạn Lộc, cần cung cấp ánh đèn huỳnh quang hoặc ánh sáng tự nhiện dịu nhẹ cho cây được phát triển tốt. Đồng thời, cần tránh bật quạt quay về phía cây Vạn Lộc hay để gió mạnh thổi thẳng qua cây. Gió có thể làm cây ngã đổ hoặc dễ thiếu nước héo cây.

Thích hợp nhất vẫn là trồng cây bên cửa sổ, nơi có ánh nắng mặt trời khuếch tán, giúp cây sinh trưởng thuận lợi, xanh tốt quanh năm. Đặt cây bên cửa sổ cũng là cách để thu hút tiền bạc, tài lộc vào trong nhà.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng